23. Đa dạng động vật có xương sống

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Đặc điểm nhận biết động vật có xương sống​

  • Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó xương sống (cột sống) ở dọc lưng. Trong cột sống có chứa tủy sống.

  • Động vất có xương sống bao gồm các lớp:

@451134@

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

1. Lớp cá

Đặc điểm chung
  • Cá sống ở nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang.
  • Cá đẻ trứng.
Đại diện

Lớp Cá sụn có bộ xương cá bằng chất sụn.

Cá mập

Lớp cá xương có bộ xương cá bằng chất xương.

Cá vàng

Đa dạng thành phần loài
  • Cá có số lượng loài lớn.
  • Cá chiếm gần một nửa số lượng động vật có xương sống.
Vai trò

Lợi ích

  • Là nguồn thực phẩm giàu đạm và vitamin, dễ tiêu hóa.
  • Đóng giày, làm túi,... từ da cá.
  • Tiêu diệt trung gian truyền bệnh (muỗi) và sâu bọ hại lúa.
  • Tạo cảnh quan thiên nhiên, làm cảnh.

Tác hại

  • Một số loại có chứa độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu ăn phải. Ví dụ: cá nóc.

❗ Cá đổi màu

Cá xiêm là một trong những loài cá đặc biệt. Chúng có màu sắc sặc sỡ và có khả năng đổi màu cơ thể khi môi trường sống thay đổi. Hiện nay, cá xiêm là giống cá rất được ưa chuộng trên khắp thế giới.

2. Lớp Lưỡng cư

Đặc điểm chung
  • Lưỡng cư có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn, da trần, hô hấp bằng mang và phổi.
  • Lưỡng cư đẻ trứng trong nước.
Đại diện

Ếch giun

Ếch

Cá cóc

Đa dạng thành phần loài
  • Lưỡng cư đa số đều không có đuôi.
  • Một số nhóm có đuôi. Ví dụ: cá cóc.
  • Một số nhóm không chân. Ví dụ: ếch giun.
Vai trò

Lợi ích

  • Có giá trị thực phẩm cao.
  • Có ích cho nông nghiệp trong việc tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng.

Tác hại

  • Một số lưỡng cư có tuyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc.

3. Lớp Bò sát

Đặc điểm chung
  • Bò sát có da khô, vảy sừng khô, hô hấp bằng phổi.
  • Bò sát đẻ trứng.
Đại diện

Rắn

Rùa

Cá sấu

Đa dạng thành phần loài
  • Bộ Có vảy: rắn, thằn lằn.
  • Bộ Rắn: rắn nước, rắn lục,...
  • Bộ Rùa: rùa tai đỏ, rùa biển,...
Vai trò

Lợi ích

  • Có giá trị thực phẩm.
  • Một số loài có thể làm dược liệu.
  • Sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu: ba ba, rùa, đồi mồi,...
  • Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ, chuột.

Tác hại

  • Một số loài có chứa độc có thể gây hại cho người và động vật. Ví dụ: rắn độc.

4. Lớp Chim

Đặc điểm chung
  • Chim có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh.
  • Chim đẻ trứng.
Đại diện

Đại bàng

Gà trống

Chim cánh cụt

Đa dạng thành phần loài
  • Trên thế giới hiện nay đã công bố khoảng hơn 9000 loài chim.
  • Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng gần 1000 loài.
Vai trò

Lợi ích

  • Thụ phấn cho hoa, phát tán hạt.
  • Làm thực phẩm. Ví dụ chim bồ câu, gà, vịt,...
  • Làm cảnh.

Tác hại

  • Tác nhân trung gian truyền bệnh.
  • Phá hoại mùa màng. Ví dụ: chim sẻ.

5. Lớp động vật có vú (Thú)

Đặc điểm chung
  • Hầu hết động vật có vú (thú) có lông mao bao phủ khắp cơ thể.
  • Động vật có vú (thú) đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Đại diện

Dơi

Cá heo

Chuột túi

Đa dạng thành phần loài
  • Lớp thú rất đa dạng về thành phần loài và môi trường sống.
Vai trò

Lợi ích

  • Có vai trò trong thực phẩm và dinh dưỡng của con người.
  • Cung cấp sức kéo. Ví dụ: trâu, bò,...
  • Làm cảnh.
  • Làm vật thí nghiệm phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
  • Tiêu diệt các loài gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp. Ví dụ: chồn,, mèo,...

Tác hại

  • Một số loài là trung gian truyền bệnh. Ví dụ: chuột, dơi,...

❗ Chim cánh cụt sống thành từng đàn có thể lên đến hàng chục nghìn con, chúng có tập tính xã hội cao. Mỗi cặp chim cánh cụt bố mẹ đều có khả năng nhận biết và trông chừng con của mình thông qua khả năng nghe đặc biêt. 

Chim cánh cụt có thể bơi 9 km một giờ và lặn dưới nước kỷ lục khoảng 20 phút. Chúng có một lớp lông đặc biệt không thấm nước. Lông màu sẫm ở lưng giúp chúng che giấu khi lặn xuống vùng biển sâu màu tối, lông trắng ở bụng giúp chúng ẩn nấp trên những tảng băng hay vùng tuyết trắng.

@454175@

1. Động vật có xương sống có bộ xương trong đó có cột sống chứa tủy sống. Động vật có xương sống bao gồm các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Động vật có vú (Thú).

2. Cá là động vật sống ở nước, di chuyển bằng vây, hô hấp bằng mang, đẻ trứng.

3. Lưỡng cư có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn, da trần, hô hấp bằng da và phổi, đẻ trứng trong nước.

4. Bò sát có da khô, vảy sừng khôl; hô hấp bằng phổi; đẻ trứng.

5. Chim có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, đẻ trứng.

6. Hầu hết cấc động vật có vú (thú) có lông mao bao phủ khắp cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.