Ôn tập lịch sử lớp 7

TD
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
MN
14 tháng 4 2021 lúc 15:22

Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

- Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

- Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây.



 

Bình luận (0)
MK
Xem chi tiết
NA
14 tháng 4 2021 lúc 14:51

* Về văn học : những tác phẩm nổi tiếng ở cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX: Chinh phụ ngâm khúc , Cung oán ngâm khúc , thơ Hồ Xuân Hương , Bà Huyện Thanh Quan , Cao Bá Quát , Nguyễn Văn Siêu ,...

* Sự phát triển rực rỡ của chữ Nôm cuối thế kỉ XIX đã nói lên :

- Văn học dân gian của nước ta càng phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú .

- Những tác phẩm nổi tiếng nói lên những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến .

- Phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư tình cảm và nguyện vọng của con người việt nam 

Bình luận (0)
MK
Xem chi tiết
MT
15 tháng 4 2021 lúc 14:23

Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn đối với nhà Thanh là thuần phục hoàn toàn, còn của Quang Trung là mềm dẻo nhưng kiên quyết đối với nhà Thanh

Bình luận (0)
PP
16 tháng 4 2021 lúc 20:28

Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung?

 

 

 Thời Quang Trung

 Thời Nguyễn

 Ngoại giao

 

 Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng vẫn kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc. Thuần phục nhà Thanh nhưng khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

 Ngoại thương

 

 - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế
 - Mở cửa ải, thông chợ búa​
 - Buôn bán với các nước : Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai, ...
 - Hạn chế buôn bán với các nước phương Tây​

 

Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại thời Nguyễn.

→ Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.

→ Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

Bình luận (0)
MK
Xem chi tiết
PP
15 tháng 4 2021 lúc 19:34

Theo em phong trào Tây Sơn có đóng góp như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
- Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất.

Bình luận (0)
PP
15 tháng 4 2021 lúc 19:34

Bảng niên biểu diễn chính của phong trào Tây Sơn

undefined

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
TC
14 tháng 4 2021 lúc 8:55

 

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là vị vua có tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt

Bình luận (1)
KH
12 tháng 5 2021 lúc 20:30

Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792) hay còn gọi là Nguyễn Huệ, miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ ; được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, sau đổi tên thành Nguyễn HuệNguyễn Quang Bình[1], là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không chỉ là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi. Ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.[2]

Bình luận (1)
HU
Xem chi tiết
H24

Kinh tế
- Nông nghiệp :
+ Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất

- Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng

- Đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ...

- Thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.
-> Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp :
+ Phát triển nhiều ngành thủ công ở làng xã, kinh đô Thăng Long.
+ Các công xưởng do nhà nước quản lí được quan tâm
+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

Bình luận (0)
MN
12 tháng 4 2021 lúc 20:41

Kinh tế
- Nông nghiệp :
+ Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất

- Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng

- Đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ...

- Thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.
-> Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp :
+ Phát triển nhiều ngành thủ công ở làng xã, kinh đô Thăng Long.
+ Các công xưởng do nhà nước quản lí được quan tâm
+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

Bình luận (1)
HT
12 tháng 4 2021 lúc 20:44

*Kinh tế
- Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng

- Đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ...

- Thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.
-> Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp :
+ Phát triển nhiều ngành thủ công ở làng xã, kinh đô Thăng Long.
+ Các công xưởng do nhà nước quản lí được quan tâm
+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
H24
12 tháng 4 2021 lúc 19:54

triều LÊ

Bình luận (0)
KD
12 tháng 4 2021 lúc 19:55

undefinedundefined

Bình luận (2)
HT
12 tháng 4 2021 lúc 19:57

mk đoán là triều đại nhà Lê.

Bình luận (0)