Nêu suy nghĩ của anh (chị) về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.?
Nêu suy nghĩ của anh (chị) về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.?
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
a/ Tìm hiểu đề:
Cần lưu ý:
– Xác định thể loại
– Xác định nội dung:nghị luận về lòng biết ơn.
-Chú ý: từ “suy nghĩ”
b/ Tìm ý:
Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho bài văn:
*Gợi ý:
– Câu tục ngữ có nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào?
– Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam?
– Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
Sau tìm hiểu đề và tìm ý chúng ta sẽ làm dàn ý. Vậy từ dàn ý đề cương của SGK, các em hãy lập dàn ý chi tiết theo từng nhóm sau:
– Nhóm 1: Mở bài
– Nhóm 2: Giải thích câu tục ngữ
– Nhóm 3: Đánh giá nhận xét
– Nhóm 4: Kết bài
Gợi ý:
– Cần giải thích những từ ngữ nào?
– Câu tục ngữ nêu lên đạo lý gì?
– Câu tục ngữ nhắc nhở những ai?
– Câu tục ngữ khích lệ mọi người điều gì?
2/Lập dàn bài:
a. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
-Có nhiều cách mở bài:
+ Từ chung è Riêng
+ Từ thực tế è Đạo lí
+ Đưa ra câu tục ngữ có cùng quan điểm hoặc trái ngược với quan điểm cuả vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
b. Thân bài
1/Giải thích nội dung câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng).
2/Đánh giá nội dung câu tục ngữ:
a/ Khẳng định hoàn toàn đúng
b/ Xác lập luận điểm:
– Tại sao phải có lòng biết ơn?
+ Vì đó là đạo lí làm người
+ Truyền thống tốt đẹp cuả người Việt ta
+ Cơ sở để xây dựng và phát triển xã hội
+ Nguyên tắc đối nhân xử thế
(Lí lẽ và dẫn chứng cụ thể)
– Phê phán:
Kẻ vong ân bội nghĩa, ”Ăn cháo đá bát”
c. Kết bài
– Khẳng định truyền thống tốt đẹp.
– Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với hôm nay. è Sống và làm việc theo đạo lí.
Các bạn hãy viết phần thân bài từ dàn bài chi tiết trên:
Nhóm 1 và 3: Giải thích câu tục ngữ.
Nhóm 2 và 4: Nhận định, đánh giá câu tục ngữ
3/ Viết bài
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học đạo lý nhắc nhở con người sống đúng, sống đẹp. Một trong những câu tục ngữ đó là ”Uống nước nhớ nguồn”.
Vậy ”Uống nước nhớ nguồn” là gì? Uống nước là hưởng thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần của người khác. Nhớ nguồn là người hưởng thụ phải tri ân, gìn giữ và phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn những người làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở mọi người sống có đạo lý, nhân nghĩa bởi cuộc đời cũng có những kẻ vô ơn “Qua cầu rút ván”, “Có mới nới cũ”, “Uống nước quên người đào giếng”. Nhớ ơn vốn là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thật vậy, trong gia đình con cái phải biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ được thể hiện qua các ngày giỗ, ngày lễ, thờ phụng, thăm viếng mồ mã ông bà, tổ tiên và yêu kính cha mẹ. Trong nhà trường, học sinh phải biết ơn thầy cô vì “Không thầy đố mày làm nên”, hàng năm có ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh thầy cô. Trong xã hội, thế hệ sau phải nhớ ơn thế hệ trước đã chiến đấu hi sinh, đổ bao mồ hôi nước mắt để bảo vệ, xây dựng đất nước như ngày nay, có phong trào đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn những thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng , bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Chúng ta cần có ý thức vun đắp, bảo vệ, góp phần xây dựng thành quả đạt được làm cho gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh.
Tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên nhắc nhở sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo đánh giá con người. Sống và thực hiện theo đạo lý trên là biểu hiện lối sống nghĩa tình, vừa văn minh, văn hóa.
Bài làm
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.
b. Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ.
- Nhận định, đánh giá.
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
+ Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân, xử thế.
+ Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.
- Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
- Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay.
c. Kết bài:
- Khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân.
Cho các từ sau : Thông minh, nhanh nhẹn, cần cù, kiên nhẫn, chăm chỉ, sáng lạng, chăm học, gương mẫu.
Những từ trên nói điều gì ở người học sinh?
những từ trên nói về những tính tốt rất cần thiết đối vs mỗi ng học sinh
Theo mk là z đó
Là phải cố gắng học thật giỏi, hoạt động hoạt bát, nhanh nhẹn, có sự cần cù, kiên nhẫn ,chăm chỉ,chăm học mới có ngày sáng lạng được. hơn nữa phải biết lễ phép,ngoan ngoãn để cho nhiều người noi gương
Những từ trên nói về đạo đức và văn hoá của 1 người học sinh. Đó cũng là lời khuyên cho các bạn học sinh phải kiên nhẫn, cần cù khi học bài cũng như làm việc; làm gì cũng phải nhanh nhẹn nhưng không ẩu; nên tập trung suy nghĩ sẽ có kết quả sáng lạng, ý tưởng hay và độc đáo. Là 1 học sinh ngoan thì chúng ta phải gương mẫu là tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Và đạo đức,ăn nói lễ phép, hiếu thảo với ông bà cha mẹ; mến thầy yêu bạn cũng là 1 trong những điều của 1 học sinh ngoan.
mình cần gấp nhé chiều nay mình phải nộp rồi
Tập làm văn
Mưa rả rích suốt đêm ngày .Mưa tối tăm mặt mũi .Tưởng như biển có bao nhiêu nước ,trời hút hết đổ xuống đất liền
Dựa vào cách miêu tả trên ,viết tiếp vào chỗ trống để có ba câu tả một ngày nắng gắt dưới đây
Nắng dội lửa xuống ......................Nắng đổ lửa lên..........................Tưởng như có bao nhiêu lửa,trời đã...........................
Cười vào mùa hè sẽ khóc vào mùa đông
Ai chỉ mình đề văn này với!!!!
Trong tác phẩm "Việt Nam quê hương ta "của Nguyễn Đình Thi có đoạn thơ:
"Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vất bỏ lại hiền như xưa"
Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam.
Hộ mình nhé
- Em hãy chứng minh và giải thích câu tục ngữ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', hãy lập dàn bài chi tiết
*MÌNH CẢM ƠN NHIỀU ...NHÉ, YÊU LẮM =)
*Dàn bài :
I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .
II . Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ :
- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :
- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .
=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .
* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay .
hãy nêu cảm nhận của em về câu nói của William Arthur Ward : "Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng."
các bạn giúp mình nhanh nhanh được không ngày 31/3 là mình phải nộp bài rồi
cảm ơn các bạn nhiều
Tả lại hình ảnh thầy cô giáo đang giản bài .
chọn một trong các đề văn sau đây ;
-Lúc em ốm
-Khi em mắc lỗi
-Khi em làm được một việc tốt
Lập thành dàn ý và viết thành một bài văn hoàn chỉnh
GIÚP MÌNH NHÉ!MÌNH ĐANG CẦN LẮM
Từ nhỏ tôi đã ấp ủ trong mình một ước mơ, sau này sẽ thành cô giáo. Ước mơ ấy của tôi bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ những giờ học cô giáo say sưa giảng bài.
Thứ năm hàng tuần, lớp tôi có hai tiết Văn của cô. Bước vào lớp, dường như cô mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Cô giáo tôi cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng hồng nên mặc áo dài rất đẹp. Thiỉnh thoảng, cô mặc chiếc áo dài tím Huế càng tôn thêm làn da trắng. Những lúc như thế, cả lớp đứng ngây người nhìn cô, trầm trồ mến mộ. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống.
Giờ học bắt đầu. Cô nhẹ nhàng viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ làm ảo thuật trên tranh vẽ của mình Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Vào bài giảng, chúng tôi thấy dễ chịu bởi giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp và truyền cảm của cô. Giọng nói ấy dường như được xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn để chúng tôi cảm nhận được cái hay, cái đẹpcủa mỗi bài văn, bài thơ. Những lời cô giảng chúng tôi như muốn khắc sâu không bao giờ quên. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp câu nói. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía học trò chúng tôi, ân cần, dịu dàng và âu yếm. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Mỗi khi ánh mắt ấy lướt nhanh qua chỗ tôi ngồi, tôi cũng hiểu được sự trìu mến của cô Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền từ đã thấm vài giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý, tập trung vào bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Có chú chim nhỏ đậu trên cửa sổ, sắp bay đi nhưng vì muốn nghe cô giảng bài mà nán lại thêm một lát...
Trong lúc giảng bải, bao giờ cô cũng lôi cuốn được cả học sinh cùng tham gia. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống phíacuối lớp, xem học trò ghi bài, xem chúng tôi thảo luận nhóm có khó khăn gì cô sẵn sàng gợi ý, giúp đỡ chúng tôi. Cô muốn cho học trò phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo được sự hấp dẫn với chúng tôi. Các câu hỏi từ dễ đến khó, từ câu hỏi đóng đến câu hỏi mở, bao giờ cũng kích thích sự suy nghĩ của tất cả mọi người. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh, lắng nghe chúng tôi nói và cho chúng tôi trao đổi, thảo luận công bằng. Nhưng lúc nào cô cũng là người chỉ huy tài ba khiến học trò khâm phục. “Tùng.... tùng... tùng....” Giờ học đã kết thúc. Nhưng dường như đang say sưa với bài giảng của mình, cô không hay biết. Đến khi học trò các lớp đã ùa ra sân cô mới mỉm cười chào cả lớp.
Nhìn cô giáo say sưa đứng trên bục giảng giảng bài, tôi như có thêm động lực và quyết tâm hơn thực hiện cho được ước mơ của mình. Những lời cô giảng hôm nay sẽ là nền tảng cho tôi ngày mai.
Tham khảo bạn nhé!
- Tại sao ạ? - Tom mếu máo.
Mẹ cậu bé nghiêm giọng:
- Chỉ một món đã đủ cho con chơi mệt bở hơi tai rồi, mua hai món để làm gì?
Buổi tối đó, mẹ Tom nhắc nhở:
- Tom đến giờ học rồi, nên nhớ hôm nay con có hai bài tập về nhà đấy nhé.
Tom cúi gầm mặt đáp:
- Con sẽ làm một nửa thôi. Chỉ một bài tập đã đủ khiến con vắt sạch não rồi mẹ ạ.
- !?!
nghị luận cuộc sống như một tấm gương bạn cau mày nó cũng cau mày,bạn mỉm cười ...nó sẽ mỉm cười với bạn
giúp mình với nhé
giúp mk với ad:: suy nghĩ của anh chị về sự nông cạn..
Cái nông cạn thứ nhất của bạn là ở chỗ bạn đặt một phép thử với bạn gái. Khi thấy cô ấy biết về các biện pháp tránh thai thì bạn vội cho rằng cô ấy từng quan hệ và giấu bạn. Tôi tin là bạn nói đúng khi nói rằng cô gái ấy là người thông minh. Không những thế cô ấy còn là người hiểu biết nữa. Những kiến thức như vậy thì người phụ nữ hiện đại nào cũng phải biết và cần biết. Nhất là trong thời đại bây giờ, khi các phương tiện truyền thông, Internet đầy rẫy những hướng dẫn chi tiết về phòng tránh thai. Nếu nói như bạn, chẳng nhẽ tôi biết khi mang thai và sinh con như thế nào thì nghĩa là tôi từng có con à?
Cái nông cạn thứ hai của bạn ở chỗ cho rằng cô ấy là người cơ hội, gặp được người có thể đưa cô ấy tới miền đất hứa là có thể quên ngay bạn, sẵn sàng bỏ rơi bạn. Bạn thử nghĩ lại xem, hai bạn yêu nhau 2-3 năm (từ khi cô ấy học năm thứ 2 tới năm cuối), bạn đã đối xử với cô ấy như thế nào? Bạn tỏ ra hững hờ với cô ấy, bạn không chăm lo cho cô ấy như trước nữa từ sau khi bạn nghĩ cô ấy nói dối, bạn đối xử với cô ấy giảm xuống tới mức bình thường. Như vậy, có thể gọi là yêu hay không?
Cô ấy có thể cảm nhận được tình yêu của bạn hay không? Bạn không cho cô ấy một hơi ấm, một hạnh phúc như những người yêu nhau trao cho nhau, thử hỏi liệu bạn bỏ rơi cô ấy trước hay cô ấy bỏ bạn "không hề hối tiếc hay do dự"? Tôi thấy bạn thật ích kỷ khi bắt một người con gái không những phải héo mòn vì bạn mà còn phải chờ đợi bạn cho tới khi bạn phán quyết là lấy hay bỏ cô ấy. Hơn nữa bạn nghĩ rằng như thế thì bạn là kẻ "đổ vỏ" cho người khác. Có chắc rằng sau khi cô ấy chờ đợi bạn cả mấy năm trời, bạn sẽ tin vào tình yêu thật sự của cô ấy và lấy cô ấy làm vợ? Tôi tin là với tính ích kỷ của bạn, bạn sẽ không lấy cô ấy.
Cái ngu muội thứ ba của bạn là đi xem cuộc sống của những người xung quanh bạn gái của bạn để đánh giá bạn gái bạn. Rõ ràng là cuộc sống xung quanh có thể ảnh hưởng tới tính cách của cô ấy, như người ta nói là 'giỏ nhà nào quai nhà nấy", thế nhưng nó không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Tôi đã nhìn thấy nhiều gia đình không hạnh phúc hay bố mẹ không phải là "gia đình cơ bản" như người ta thường đặt làm lề để đánh giá con cái, thế nhưng con cái họ rất ngoan, chăm chỉ, học hành giỏi giang và nên người, có một gia đình hạnh phúc. Nhiều khi do đã nếm trải qua cay đắng rồi, họ sẽ có khao khát hạnh phúc nhiều hơn những người khác rất nhiều đấy, bạn ạ. Đó là điều thúc giục họ lái mình không đi theo vết xe đổ của những người đi trước.
Tôi thấy bạn chẳng yêu cô gái nào hết, mà bạn chỉ ích kỷ, hẹp hòi cho bản thân thôi. Bạn chỉ sợ người khác lừa dối bạn, bạn chỉ sợ mang tiếng với người đời. Nếu cả đời bạn chỉ đi nghe thiên hạ nói thì tôi dám tin là những người phụ nữ ở bên bạn chẳng thể có được hạnh phúc. Bạn chỉ lo mất mặt mình thôi chứ không biết cách bảo vệ cho người phụ nữ vốn yếu đuối đang cần sự che chở của bạn. Tôi thấy cô bạn gái của bạn quả thật là may mắn khi chia tay được bạn và đến với người đàn ông đến sau bạn, người coi trọng bản thân cô ấy hơn là những lời đồn thổi hay quá khứ của cô ấy.
Quá khứ là cái đã trôi qua, cảm xúc không thể xóa nhòa được, nhưng sẽ phai nhạt dần theo năm tháng. Bạn sợ rằng cảm xúc sẽ trỗi dậy khi gặp lại người xưa vì cái cảm giác quan hệ lần đầu là khó quên ư? Tôi nói với bạn, nếu một người con gái yêu bạn thật lòng, thì dù có gặp lại người cũ, cô ấy cũng sẽ không muốn làm cho bạn phải đau lòng đâu! Tất cả nằm ở tình yêu thương của bạn.
Trong trắng hay không nằm ở cái đầu chứ không phải treo ở trước cửa mình đâu bạn ạ! Trong trắng là cái tình yêu cô ấy dành cho bạn không suy tính, chứ không phải là số lần quan hệ của cô ấy trước khi gặp bạn. Tôi thấy thật lấy làm tiếc khi một người có học như bạn (từng tốt nghiệp đại học) lại có những suy nghĩ nông cạn, hẹp hòi như vậy.
Một vài suy nghĩ để những người đàn ông như bạn suy ngẫm… Những cô gái, hãy mạnh mẽ lên! Người đàn ông thật sự yêu bạn sẽ biết tôn trọng bạn và quá khứ của bạn. Tôi không cổ súy cho việc quan hệ bừa bãi trước hôn nhân. Nhưng những người từng cháy hết mình với một tình yêu trong sáng, hãy đừng lụy mình. Tình yêu là ngọn nến không bao giờ tắt. Cháy hết mình và đã tắt một lần không có nghĩa là không bao giờ có thể cháy lại được nữa. Người đàn ông yêu bạn sẽ biết thổi bùng lên ngọn lửa trong bạn. Chúc cho các bạn gặp được những người đàn ông như thế!
Bạn tham khảo bài viết này nha!