Hướng dẫn soạn bài Nhân hóa

NA
Xem chi tiết
TP
25 tháng 3 2017 lúc 9:49

MB: giới thiệu sơ lược về tác giả và bài thơ
TB: -Phân tích biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó
-Lời nói các nv trong bài
- nói lên sự liên tưởng và tâm trạng của mình
KB: trình bày cảm nhận của em về cái hay cái đẹp cái ngộ nghĩnh của bài thơ

Lời thơ ngộ nghĩnh,nghe như lời của em bé mẫu giáo .Tác giả dùng biện pháp nhân hóa đạt ra tình huống:Gà mẹ hỏi gà con/Đã ngủ chưa đấy hả?Gà đâu biết nói nhưng trong thế giới của các bé chuyện này hoàn toàn được chấp nhận.Gà mẹ dẫn con đi kiếm ăn,nó liên tục kêu cục cục lũ gà con đáp lại chiếp chiếp.Đó là mẹ con nhà gà đang "nói" chuyện đấy.Mà mẹ con gà trong bài thơ lại còn ngộ hơn cơ.Nghe mẹ gà hỏi cả bọn nhao nhao ngủ cả rồi đấy ạ .Sao mà giống mấy bé thế ,rõ ràng ngủ rồi thế mà vẫn trả lời được .Điều không lô gíc trở thành lôgic trong thế giới trẻ thơ từ tình yêu đối với trẻ,từ sự quan sát tinh tế ,cách kể chuyện nhẹ nhàng ,hóm hinh cuả Phạm Hổ .Bài thơ sẽ đồng hành cùng tuổi thơ của nhiều thế hệ Việt Nam. đồng hành cùng tuổi thơ của nhiều thể hệ Việt Nam.

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
NM
21 tháng 3 2017 lúc 16:19

T/dụng của từ láy '' trầm ngâm '' : Miêu tả được dáng vẻ lặng lẽ, đang ngẫm nghĩ, suy tư của Bác vì lo cho dân ở ngoài kia không được ấm, không ngủ được ngon -> Làm cho chúng ta cảm thấy thương Bác trong tiết trời giá rét mà Bác ko ngủ, Bác thức để trông ngọn sưởi cho dân công, ko quản ngại việc gì.

Bình luận (0)
H24
21 tháng 3 2017 lúc 16:20

- Có tác dụng miêu tả ngoại hình.

- Làm tăng giá trị biểu cảm.

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
DN
20 tháng 2 2017 lúc 16:16

ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thu trên bờ sông. Đó là các hình ảnh :
- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”.
Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ( chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ). : thiên nhiên như cũng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
Với câu say, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc sau những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu ( chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ) : thiên nhiên cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiên thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
15 tháng 3 2017 lúc 21:33

Phép nhân hóa trong câu:

Ngọn đèn đứng gác

Tác dụng: Tác giả ví ngọn đèn như là 1 người lính canh gác, không sợ mưa và gió mà vẫn đứng gác

Bình luận (0)
PA
15 tháng 3 2017 lúc 21:36

Phép nhân hoá trong câu thơ: Ngọn đèn đứng gác

Ý nghĩa: Nhân hoá ngọn đèn như người lính, không quản ngại khó khăn, giông bão vẫn anh dũng đứng canh

Bình luận (3)
DD
Xem chi tiết
HC
4 tháng 3 2017 lúc 16:17

Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tương kia có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của một sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt.

So sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật ,cây cối ,đồ vật ,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ,làm cho thế giới loài vật,cây cối ,...trở nên gần gũi với con người,biểu thị được những suy nghĩ ,tình cảm của con người.

Điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ ,một cụm từ hoặc cả câu thơ trong một khổ thơ ,một đoạn văn,rộng hơn là lặp lại cả một bài thơ hay một bài văn .

Bình luận (2)
NA
Xem chi tiết
NL
22 tháng 2 2017 lúc 22:11

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thi hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nen có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý, Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đền với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi,xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng,những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.

Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm ,cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu ,cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào ,chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi,cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiển nữa. Ở những câu hởi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ”những lúc như thê cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng,chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

Bình luận (3)
H24
23 tháng 2 2017 lúc 10:54

Trong tất cả các môn học em yêu thích nhất là môn Văn bởi môn Văn cho em thêm hiểu biết về các giá trị cuộc sống, biết cảm nhận cái đẹp xung quang mình và biết yêu thương, trận trọng mới thứ xung quanh. Và điều làm em càng trở nên yêu môn Văn hơn là nhờ cô giáo dạy Văn của lớp em, cô luôn biết cách truyền đạt bài giảng cho chúng em, cô luôn yêu thương chỉ bảo chúng em như con của mình vậy

Cô giáo em đã không còn trẻ, dáng người cô dong dỏng cao, cô luôn mặc những bộ quần áo trang nhã lịch sự mà phù hợp với lứa tuổi của cô. Khuôn mặt của cô thật phúc hậu, hiền lành, đôi môi cô luôn nở nụ cười dịu dàng với chúng em. Cô có mái tóc hơi xoăn nhẹ nhàng làm tôn lên vẻ hiền dịu của cô, thỉnh thoảng mỗi khi cô cặp tóc lên, trông cô rất tao nhã. Ánh mắt luôn nhìn chúng em thật trìu mến, từ ánh mắt của cô, chúng em có thể cảm nhận được tình yêu thương mà cô đã dành cho chúng em. Giọng nói của cô nhẹ nhàng lắm, mỗi lần cô cất giọng giảng bài, cả lớp đều tập trung chú ý lắng nghe để tiếp thu hết lời nói của cô. Tính cô rất cẩn thận, nên cô thường xuyên đi từng bàn một kiểm tra bài tập của các bạn, bạn nào viết chữ xấu, cô nhẹ nhàng nhắc nhở rồi chỉ cho bạn cách viết chữ đẹp hơn.

Hôm nay lớp em có tiết văn, cô từ tốn bước vào lớp rồi mỉm cười với chúng em, có lẽ vì cô hay cười nên cứ tới giờ cô chúng em luôn cảm thấy thoải mái. Cô cẩn thận viết dòng tiêu đề bài học lên bảng thật nắn nót rồi cô giải thích cho chúng em hiểu nhan đề của bài. Cô không hỏi những câu hỏi khó nhưng cũng không quá dễ, để chúng em có thể tư duy, suy luận theo cách nghĩ của mình, cô luôn tôn trọng câu trả lời của mỗi bạn. Bạn nào sai hay nói thiếu cô nhắc nhở rồi chỉnh sửa lại cho đúng. Mỗi lần có học sinh hỏi bài, cô luôn chăm chú lắng nghe câu hỏi, lắng nghe cách hiểu của bạn rồi cô mới tỉ mỉ phân tích câu trả lời. Cô say sưa giảng bài thật kĩ càng không bỏ qua chi tiết nào, mỗi khi tới câu khó, cô thường nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần để chúng em có thể nhớ luôn tại lớp. Giọng cô truyền cảm lắm, nên khi cô giảng bài, cả lớp đều say sưa nghe giảng, có bạn sợ bỏ qua ý hay của cô còn nhanh chóng ghi chép lại, cô luôn biết cách truyền đạt lời hay ý đẹp, truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Thỉnh thoảng, cô lại ngẩng đầu lên ngắm nhìn những học trò đang ngoan ngoãn nghe giảng rồi mỉm cười. Cô còn đi lại xung quanh lớp để các bạn phía dưới đều có thể nghe được bài.

Ngày trước ở lớp rất nhiều bạn không thích môn văn, nhưng từ khi học cô, dường như bạn nào cũng có cảm hứng với môn văn. Bởi vậy, kì thi vừa rồi điểm văn lớp em cao nhất trường. Tuy bây giờ không được học cô nữa, nhưng em vẫn luôn kính yếu cô vì nhờ cô mà trong suốt mấy năm liền em đều là học sinh giỏi văn. Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ công lao dạy dỗ chúng em của cô.

Bình luận (1)
PT
Xem chi tiết
VN
28 tháng 2 2017 lúc 23:04

Soạn bài nhân hóa

I. Nhân cách hóa là gì?

1. Có 3 sự vật được miêu tả bằng những từ ngữ để gợi hoặc tả con người.

(1) Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.

(2) Muôn nghìn cây mía múa gươm

(3) Kiến hành quân đầy đường.

2. So với 3 cách diễn đạt sau thì khổ thơ trên đã làm cho thế giới vô tri trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

II. Các kiểu nhân hóa.

1. Những sự vật được nhân hóa.

a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.

b. Gậy tre, chông tre ; Tre

c. Trâu

2.

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật (lão, bác, cô…)

b. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính cách của người để chỉ vật (chống lại, xung quanh, giữ là hành động của con người).

c. Nói chuyện, xưng hô với vật như người (từ « ơi » là cách xưng hô giữa người và người).

III. Luyện tập

1.

- Những từ tạo nên phép nhân hóa.

Bến cảng (…) đông vui. Tàu mẹ, tàu con (…) xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

- Nhờ nhân hóa nên hoạt động của bến cảng rất sinh động. Nó nói được không khí đông vui bận rộn của chính con người đang lao động ở đây.

2. Cách viết này chỉ miêu tả bến cảnh một cách chân thực khách quan, không nói được thái độ tình cảm của người viết, thế giới sự vật không gần gũi với con người.

3. Ở cách 1 là văn bản biểu cảm.

Cách 2 là văn bản thuyết minh.

4. Phép nhân hóa :

a. Là lời tâm sự và xưng hô với sự vật như đối với người. Cách nói này khiến cho núi trở nên gần gũi và người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư thái độ của mình. Đó là hoàn cảnh ngăn cản khiến cho không tiếp xúc được với người thương nên rất nhớ nhung.

b. Cua cá tấp nập xuôi ngược (…) để kiêm mồi (…) họ cãi cọ om (…) tranh một mồi tép (…) bì bõm lội bùn.

c. Dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (…) thuyền vùng vằng, cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về.

d. Cây (…) bị thương (…) bị chặt đứt nửa thân mình

Ở chỗ vết thương (…) thành từng cục máu lớn.

Những từ ngữ trên ở b, c, d đều là những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người dùng để chỉ hoạt động tính chất của vật (cua cá, chim chóc, cây cổ thụ, cây xà nu).

Câu 5.

« Hàng vạn con chim háo hức ăn mồi như hối hả hưởng cái hạnh phúc hiếm có ở cửa bể này. Tiếng chim náo động từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoàng hôn đến tinh mơ. Thời gian trôi qua đảo trong rộn rã nhạc chim. Chúng hót lên vô tư. Chúng gọi nhau đi chơi. Chúng tranh mồi, doạ nạt, kêu cứu. Tiếng chim át cả tiếng sóng biển, át cả tiếng gió.”

Bình luận (0)
NT
13 tháng 2 2019 lúc 19:43

cach 1 dung nhan hoa khien su vat goi cam va sinh dong

cach 2 khong dung nhan hoa

hay cach 1 dung trong bieu cam , cach 2 dung trong thuyet minh

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
BT
2 tháng 3 2017 lúc 13:13

trâu ơi;

bac cau;

cỏ gà rung tai nghe

Bình luận (1)
BT
2 tháng 3 2017 lúc 13:14

bac cau la nhan hoa cua cay cau do minh chua cai dat dc dau

Bình luận (0)
BT
2 tháng 3 2017 lúc 13:14

nho tich nha

Bình luận (0)
TK
Xem chi tiết
H24
2 tháng 3 2017 lúc 8:02

mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm cho mỗi người trong xóm em đầu rộn lên những cảm giác tưng bừng, hào hứng khó tả. Mọi người ai cũng nô nức đi mua sắm Tết. Chiều hôm ba mươi Tết cuối năm, bố em mua về một gốc đào thế thật đep.

Ôi chao, gốc đào này thật đẹp.! Ôn em bảo đây là giống đào Nhật Tân. Nó chắc mới trồng được vài năm thôi nên gốc cây không to lắm, Thân gốc to gần bằng cổ tay của em, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Ấy thế mà, nó đang có sức sống mãnh liệt lắm đấy! Em thấy hình như trong thân cây có một dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để đi nuôi cây. Cái dáng của nó có chiều quằn, chiều lượn. Bố bảo đấy là dáng long, cong cong như con rồng đang bay từ trên đám mây xà xuống mặt đất. Từ thân cây, chia ra các cành nhỏ khẳng khiu, khúc khủy, có vẻ khô cằn, chứa đầy nhựa sống. Trên mỗi mắt đào là bật nhú ra những nụ đào hồng to như những hạt đậu. Kia là những bông đào đã nở, Đào phai năm cánh xếp thành vòng tròn xoay quanh nhụy vàng. Cánh hoa đào mỏng tang như lụa, như cánh bướm non, màu phớt hồng rung rinh trong gió xuân. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. chi đào tuy không thơm nhưng có vẻ đẹp quyến rũ lạ thường.

Bình luận (2)
TT
Xem chi tiết
NT
24 tháng 2 2017 lúc 11:59

Là nguyễn Bá Ngọc đúng hông bn?

Bình luận (0)
KT
24 tháng 2 2017 lúc 12:53

Theo tớ nghĩ đây là anh hùng: Nguyễn Bá Ngọc.

Bình luận (0)
BC
24 tháng 2 2017 lúc 19:47

nguyễn bá ngọc đúng không

Bình luận (0)