kể lại một truyện cổ tích "sọ dừa "bằng lời văn của em
kể lại một truyện cổ tích "sọ dừa "bằng lời văn của em
- Ò ó o… o!
Nghe tiếng gà gáy, cô út choàng tỉnh dậy. Phải mất một lúc, cô mới hình dung nổi tình cảnh hiện tại của mình. Cô vừa thoát khỏi bụng con cá mập to tướng, một mình trên hoang đảo, xung quanh chỉ có đôi gà để làm bạn.
Cô bỗng nhớ lại tất cả, bắt đầu từ cái ngày kì lạ ấy. Thấy hai cô chị kiên quyết không ai chịu đem cơm cho Sọ Dừa, cô đành nhận lời đi. “Tuy dung mạo có hơi xấu nhưng dù sao cậu ta cũng biết nói tiếng người, thậm chí còn ăn nói rất dễ thương nữa là đằng khác” – cô nghĩ.
Từ đằng xa cô đã nghe thấy tiếng sáo du dương trầm bổng. Lạ quá ! Ai thổi sáo thế nhỉ ? Không lẽ lại là Sọ Dừa? Nhưng anh ta làm sao mà thổi sáo được kia chứ. Cô vẫn nhớ cái ngày Sọ Dừa xuất hiện ở nhà cô. Trông anh ta thật buồn cười, cứ lăn lông lốc dưới đất như một quả bí, vậy mà ăn nói đến là khéo. Hai cô chị trông thấy Sọ Dừa thì quay mặt đi, riêng cô không thấy sợ mà lại thương con người dung mạo kì dị, nhất là khi thấy anh ta làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, chăn cả đàn bò mà con nào con nấy cứ béo tròn nung núc. Cô lên đưa cơm nhưng thực ra cũng muốn đến xem anh chăn bò như thế nào.
Đến gần, cô út lại càng ngạc nhiên. Sao lại có cái võng mắc ở kia, lại có ai đang nằm trên đó thổi sáo nữa chứ! Hay đó là người anh em của Sọ Dừa mà cô không biết? Thế anh ta đâu rồi?
Mải suy nghĩ, cô út dẫm phải một cành cây khô làm phát ra tiếng động. Cô cúi xuống nhìn rồi ngẩng lên, sửng sốt khi không thấy cả chiếc võng lẫn chàng thanh niên đâu cả. Chỉ có anh chàng Sọ Dừa, lúc trước không thấy đâu, giờ đang ở dưới gốc cây mà cười toe toét:
- Chào cô út! Cô mang cơm cho tôi hay là lên thăm tôi đấy?
Cô út không trả lời vì còn đang thắc mắc. Cô hỏi anh:
- Cái anh chàng vừa nằm trên võng thổi sáo đâu rồi?
Sọ Dừa chối biến:
- Chắc cô trông nhầm đấy chứ tôi ở đây suốt, làm gì có anh chàng nào thổi sáo đâu!
Cô út không tin là mình nhầm. Cô chợt nghĩ ra một điều khác thường. Phải rồi, Sọ Dừa nếu cứ thế kia thì làm sao có thể chăn được cả đàn bò, lại còn chàng trai trẻ, chiếc võng vừa đây mà đã biến mất… Cô không hỏi thêm gì nữa, đưa cơm cho anh rồi đi về, lòng vui rộn ràng.
Khi phú ông hỏi các cô con gái xem ai đồng ý lấy Sọ Dừa là hỏi lấy lệ để từ chối khéo bà mẹ đó thôi, lão chắc không cô gái nào lại đồng ý lấy một người kì dị, xấu xí như Sọ Dừa. Cô út đã làm cho ông bố một phen chưng hửng:
- Cha đặt đâu, con xin ngồi đấy ạ!
Hai cô chị trề môi chê em gái sao mà ngốc nghếch. Phú ông tức bầm gan tím ruột nhưng đã trót hứa với bà mẹ rồi, đành hẹn ngày dẫn cưới. Lão thách thật nặng nhưng cô út thầm đoán và mong rằng, điều đó không khó gì đối với người chồng tương lai của cô. Quả nhiên, Sọ Dừa không những mang đồ dẫn cưới đến đủ mà còn mang thêm rất nhiều người hầu hạ nữa khiến cho ai nấy cũng phải ngạc nhiên: xưa nay có thấy ai ra vào nhà Sọ Dừa đâu?
Đám cưới đang ăn uống linh đình, cô bèn bế Sọ Dừa vào nhà trong rồi thì thầm:
- Nào người chồng yêu quý của em, chàng xuất hiện đi thôi chứ!
Sọ Dừa mỉm cười, bắt cô quay mặt đi và nhắm mắt lại. Khi chàng bảo cô mở mắt ra thì trước mặt đúng là chàng trai trẻ hôm nào. Hai người sánh vai nhau ra chào quan khách. Mọi người hết sức ngỡ ngàng, hai người phải giải thích mãi, thậm chí Sọ Dừa còn phải hoá phép lại như cũ, mọi người mới tin là thật. Đám cưới đã vui lại càng vui hơn nữa.
Sọ Dừa học giỏi, đỗ Trạng Nguyên, được vua cử đi sứ nước ngoài, để cô ở lại. Cô có ngờ đâu hai bà chị vốn rất ghen tức khi thấy em lấy được người chồng vừa trẻ đẹp lại có tài, rắp tâm làm hại em để cướp chồng. Hai chị rủ em đi bơi thuyền rồi đẩy em xuống biển. Một con cá rất to bơi qua, nuốt luôn cô vào bụng. Thật may là Sọ Dừa như đã biết trước mọi chuyện. Chàng dặn cô luôn mang theo bên mình một con dao, quả trứng gà và hòn đá lửa. Có con dao, cô tự rạch bụng cá khiến cá chết, dạt vào bờ. Cô chui ra, lại có thịt cá ăn luôn, có lửa để nướng cá và có con gà để bầu bạn.
Một hôm cô đang loay hoay nướng cá để ăn dần, bỗng con gà trống gáy vang:
- Ò. ó. o…, phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về!
Cô vội bỏ cá đấy chạy ra. Đúng là chồng cô rồi. Chàng đã đi sứ về, ngang qua nghe tiếng gà gáy, lại thấy có bóng người như vợ mình bèn cho thuyền vào đón. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.
Nghe lời chồng, lúc gần về đến nhà cô nấp vào trong khoang thuyền. Nghe thấy hai bà chị thi nhau kể với Sọ Dừa về cái chết thương tâm của cô, cô bèn bước ra. Hai cô chị thấy em xuất hiện, ngượng quá, không nói không rằng bỏ đi biệt tích.
( Lưu ý : mình lấy văn từ văn mẫu 6 nhé ! )
Đề bài : Anh chị hãy viết bài văn trình bày cảm xúc của mình về câu danh ngôn sau của Richard Koch "Mọi thứ bạn muốn đều có thể là của bạn: Kiểu công việc bạn muốn, mối quan hệ bạn cần, những điều làm bạn hạnh phúc. Nhưng trước tiên bạn phải biết bản thân mình muốn điều gì? "
viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu để nêu cảm nhận của em về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Trong đó có sử dụng 1 động từ, 1 tính từ ( gạch chân )
Đây là một thử thách gay go buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn giữa việc cứu người dân thường sắp chết với việc thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi.
Thái độ dứt khoát và cương quyết của ông chứng tỏ uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính, ông không sợ mắc tội “phạm thượng", không sợ nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ nghĩ đến trách nhiệm của người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách một cách nhẹ nhàng.
Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi mà còn tỏ ra rất thông minh trong ứng xử. Câu nói : Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trồng vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát đã nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, khơi dậy tình thương và lòng bao dung của nhà vua và tỏ rõ lòng thành của một bề tôi. Nếu như nhà vua là người có lương tâm, chắc chắn sẽ cảm động và không trị tội ông.
Quả thật, lúc đầu nhà vua tức giận, nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày thì không những hết giận mà còn ban khen. Điều dó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua sáng suốt và nhân đức.
Phạm Bân lấy tấm lòng chân thành của mình để tấu trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái.
Kết thúc truyện, tác giả kể về con cháu cửa Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông. Sự nghiệp của lương y Phạm Bân và con cháu ông đã chứng minh cho quan niệm Ở hiền gặp lành?. Tên tuổi của ông cón lưu truyền mãi trong dân gian.
Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn khá rõ. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt. Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt gây hứng thú cho người đọc. Tác giả đi chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn (đó là chỉ tiết có thật) để qua đó tính cách nhân vật chính được bộc lộ rõ ràng, gây ấn tượng khó quên. Trong khi thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa dựng ý tứ sâu xa. Do đó, truyện vừa có giá trị nội dung lớn, vừa có già tri nghệ thuật cao.
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Trong xã hội có rất nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Đặc biệt có hai nghề bắt buộc phải đặt đạo đức lên hàng đầu là dạy học và làm thuốc. Truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trưng (con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly), viết vào khoảng nửa dẩu thế ki XV trên dất Trung Quốc kể về một bậc lương y tinh thông nghề nghiệp và giàu lòng nhân đạo.
Truyện ca ngợi phẩm chất, cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân: hết lòng vì dân nghèo, quên mình để cứu người, bất chấp quyền uy vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân.
Truyện gồm ba đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau trong việc bộc lộ chủ đề của truyện. Đoạn đầu giới thiệu tên tuổi, chức vị, công đức của Phạm Bân. Đoạn giữa kể về một tình huống gay cấn có tính chất thử thách, qua đó y đức của ông được bộc lộ rõ nhất. Đoạn cuối nhấn mạnh y đức sáng ngời của bậc lương y đã truyền cho con cháu, giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục cứu đời.
Công đức của lương y Phạm Bân rất lớn, không phải thầy thuốc nào cũng làm được như ông. Ông đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực để cứu người mà không nề hà, không tính toán thiệt hơn.
Phạm Bân đã đem hết tiền của trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. Dẫu bệnh nặng đến đâu chăng nữa ông cũng không né tránh. Lương y làm nhà cho họ ở, chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh không lấy tiền, ông đã cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, dịch bệnh.
Nhưng điều làm ta cảm phục nhất là việc ông đã quyết tâm cứu sống người đàn bà nghèo trước rồi sau đó mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua, dù đã có lệnh của vua.
Thái độ tức giận cùng với lời nói có ý đe dọa của quan Trung sứ: – Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng? Đã đẩy lương y Phạm Bân vào một tình huống éo le khó xử. Đây là một thử thách gay go buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn giữa việc cứu người dân thường sắp chết với việc thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi. Thái độ dứt khoát và cương quyết của ông chứng tỏ uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính, ông không sợ mắc tội “phạm thượng”, không sợ nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ nghĩ đến trách nhiệm của người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách một cách nhẹ nhàng.
Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi mà còn tỏ ra rất thông minh trong ứng xử. Câu nói: Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trồng vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát đã nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, khơi dậy tình thương và lòng bao dung của nhà vua và tỏ rõ lòng thành của một bề tôi. Nếu như nhà vua là người có lương tâm, chắc chắn sẽ cảm động và không trị tội ông.
Quả thật, lúc đầu nhà vua tức giận, nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày thì không những hết giận mà còn ban khen. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua sáng suốt và nhân đức.
Phạm Bân lấy tấm lòng chân thành của mình để tấu trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái.
Kết thúc truyện, tác giả kể về con cháu cửa Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông. Sự nghiệp của lương y Phạm Bân và con cháu ông đã chứng minh cho quan niệm Ở hiền gặp lành. Tên tuổi của ông cón lưu truyền mãi trong dân gian.
Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn khá rõ. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt. Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt gây hứng thú cho người đọc. Tác giả đi chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn (đó là chỉ tiết có thật) để qua đó tính cách nhân vật chính được bộc lộ rõ ràng, gây ấn tượng khó quên. Trong khi thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa dựng ý tứ sâu xa. Do đó, truyện vừa có giá trị nội dung lớn, vừa có giá trị nghệ thuật cao.
Trong cuộc sống, ai cũng cần có một nghề để lao động, kiếm sống và để phục vụ, hỗ trợ cho mọi người. Làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Nhưng có hai nghề đòi hỏi đạo đức cao nhất là nghề dạy học và làm thuốc. Đạo đức của người thầy thuốc gọi là y đức. Trong lịch sử nước ta từng sáng lên những danh y nổi tiếng nêu cao y đức. Đó là Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác,... Đọc truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng (trong tập Nam ông mộng lục) chúng ta được biết thêm một danh y nữa: cụ Phạm Bân, mang chức Thái y lệnh dưới triều đại nhà Trần. Qua lời kể ngắn gọn theo cách ghi chép chuyện thật, việc thật, có lựa chọn những tình huống gay cấn, tác giả giới thiệu và tôn vinh một tấm gương thầy thuốc chân chính vừa giỏi nghề vừa giàu lòng nhân hậu, quyết tâm cứu người bệnh trọng mà không sợ quyền uy. Câu chuyên gồm ba đoạn, mỗi đoạn toát ra những vẻ đẹp của vị Thái y lênh và một số người có liên quan. 1. Đoạn một : Từ đầu đến... "được người đương thời trọng vọng" : giới thiệu khái quát họ tên, chức vụ và y đức của vị Thái y lệnh. Điều khiến người đọc truyện có ấn tượng nhất là tấm lòng nhân đạo bao la, tình yêu nghề nghiệp, sống hết mình với nghề của người thầy thuốc. Ngài đã dốc hết của cải trong nhà mua thuốc và thóc gạo để vừa chữa bệnh vừa cứu đói cho bệnh nhân. Trước bệnh nhân, ngài không nề hà bất cứ việc gì. Máu mủ bẩn thỉu ư, bệnh dịch truyền nhiễm ư, người đói kém, kẻ khốn cùng ư,... ai đến với ngài, ngài đều "chữa tới khi khoẻ mạnh". Ngài tự bỏ tiền dựng thêm nhà, ngày nay gọi là bệnh viện cho người bệnh. Hàng ngàn người gặp tai hoạ đã được ngài cứu sống... Tác giả chỉ nhẹ nhàng tóm tắt những việc làm, cách cư xử và kết quả công việc của đức Thái y lệnh mà hình ảnh một thầy thuốc chân chính yêu nghề, thương yêu con người đã hiện lên rõ nét. Không một lời bình luận, nhận xét trực tiếp cất lên, nhưng người viết vẫn ngầm bày tỏ tấm lòng kính trọng, tôn vinh đối với vị Thái y lệnh họ Phạm. Còn chúng ta ngày nay, sau khi đọc câu cuối đoạn "Ngài được người đương thời trọng vọng" cũng muốn nghiêng mình bái phục vị danh y ấy. 2. Đoạn hai : Từ "Một lần..." đến "xứng đáng với lòng ta mong mỏi" : kể tình huống gay cấn mà qua đó y đức của vị Thái y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất. Có ba sự việc diễn ra cùng một lúc. a) Sự việc thứ nhất : Có một người bệnh đang nguy kịch, một người đàn bà "máu chảy như xối, mặt mày xanh lét", cần lương y đến cấp cứu. Nghe lời báo tin và lời mời của người nhà bệnh nhân, vị lương y vội đi ngay. Đó là một hành động đúng đắn của người thầy thuốc có trách nhiệm. b) Sự việc thứ hai : Vừa ra tới cửa, lương y gặp sứ giả nhà vua báo tin : Vua triệu vào cung khám bệnh cho một quý nhân - người quyền quý đang bị sốt. Thế là tình huống gay cấn xảy ra. Một bên là người đàn bà đang nguy kịch, bên kia là một quý nhân đang ốm. Cả hai đều cần tới thầy thuốc Nhung sự nặng nhẹ thì khác nhau, sự giàu nghèo khác nhau, chức tước, địa vị khác nhau và... bổng lộc cũng khác nhau. Dân gian có câu : "Nhà nghèo sổ ruột không bằng công chúa đứt tay". Nếu là một thầy thuốc bình thường trước tình huống này chắc sẽ lưỡng lự. Nhưng vị Thái y lệnh không chút bãn khoăn, quyết định cứu người đàn bà thường dân trước, sau đó mới đến vương phủ. Đối với ngài, ai mắc bệnh nặng hơn thì cần cứu trước, còn mọi điều kiện khác đều không dáng quan tâm. Thái độ và sự lựa chọn ấy thật đúng đắn, nhiều thầy thuốc chân chính thường xử sự như thế. Song... c) Sự việc thứ ba : Vị quan Trung sứ - người của triều đình đến triệu Thái y vào cung lại tỏ ý trách ngài : "Phân làm tôi, sao dược như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng ?". Tinh huống gay cấn tăng lên. Lời viên quan đặt trước vị lương y một sự lựa chọn mới. Nếu ngài đi chữa bệnh cho người dân trước thì sẽ phạm vào tội coi thường tính mệnh quý nhân, chống lại lộnh của vua, rất có thể bị trị tội, nhẹ thì bị phạt đòn, cầm tù, nặng có thể... rơi đầu. Hai mạng người đã được đặt lên bạn cân : mạng người dân và mạng người thầy thuốc. Hai công việc đòi hỏi vị lương y chọn một : cứu sự sống của người bệnh hay giữ lấy sự sống của bản thân mình ? Viên Trung sứ không giảng giải, thuyết phục mà dùng hai câu hỏi liên tiếp như muốn dùng quyền uy ép buộc vị lương y theo mình về phủ, ép người thầy thuốc chân chính bỏ dân thường để chữa bệnh cho quý nhân, bỏ mạng sống đang mong manh của người bệnh để giữ lấy mạng sống của mình. Song ngài Thái y lệnh đã khảng khái đáp : "Người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng... Tội tôi xin chịu". Thế là ngài đã dứt khoát chọn việc chữa bệnh, chứ không tìm cách bảo vệ chức tước, địa vị, tính mạng mình. Ngài quyết định cứu mạng cho bệnh nhân mà không sợ quyền uy, không quan tâm sự sống của mình. Lời ngài vừa cứng cỏi, hiên ngang "Tội tôi xin chịu" vừa khôn khéo, dịu dàng "Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng". Ngài quả là người thầy thuốc chân chính thương dân nghèo, nêu cao y đức, cũng là một bé tôi biết kính trọng và tin tưởng ở nhà vua. Kết quả cuối cùng thật là... vô cùng tốt đẹp. Người đàn bà bệnh nặng được cứu sống, vị Thái y lệnh được vua khen. Công việc chỉ có một mà hiệu quả gấp hai, ba lần. Tấm lòng và bản lĩnh của người thầy thuốc cao đẹp, đáng kính trọng biết bao. Ngài đã ở hiền gập lành, tôi trung gặp vua sáng suốt. Phúc cho cả dân tộc ta bấy giờ. 3. Đoạn ba: Kết thúc câu chuyện, tác giả tóm tắt danh vọng, bổng lộc mà con cháu ngài Thái y lệnh đã thừa kế và phát huy y đức của ngài. Cách viết tương tự đoạn một, tạo nên một kết cấu hài hoà, cân đối. Đồng thời, cái kết thúc ấy cũng toát ra một triết lí nhẹ nhàng, thấm thìa. Cha mẹ gieo nhân nào, thì con cháu được gặt quả ấy. Ngài Thái y lệnh đã sống và làm nhiều việc nhân đức, xả thân cứu người mà không sợ quyền uy, được nhân dân yêu quý, nhớ ơn, được vua quan nể trọng. Con cháu ngài, nhờ đó mà noi gương y đức, gặt hái dược nhiều phúc lộc ở đời. Tính giáo huấn của câu chuyện từ mở đầu, đến kết thúc như vậy là trọn vẹn, thể hiện rõ nét đặc điểm nổi bật của loại truyện trung đại. Với hình thức ghi chép chuyện thật, trong dó biết xoáy vào một vài tình huống gay cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm, đời Trần : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. Đọc truyện này, liên hệ với câu chuyện về danh y Tuệ Tĩnh, tham khảo thêm mấy câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: Thấy người đau, giống mình đau, Phương nào cứu đặng, mau mau tự lành. Đứa ăn mày cũng trời sinh, Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không. và lời thề của danh y Hi-pô-cơ-rát : "Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ chăm sóc miễn phí cho người nghèo", chúng ta hiểu rằng trên đời này có rất nhiều thầy thuốc nêu cao y đức. Tổ tiên là như vậy. Con cháu ngày nay chắc chắn sẽ noi gương. Y đức của các bác sĩ, y tá, dược sĩ của chúng ta... đáng kính trọng, đáng tin tưởng xiết bao!
Tác giả của Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng là một tác phẩm nói về việc cũ của quê hương đất nước, ký thác nỗi sầu xa xứ qua những hồi ức của người đang sống nơi đất khách quê người. Tác phẩm hiện còn 28 thiên, có một số thiên mang yếu tố ly kì như những truyền kỳ, giai thoại, một số thiên gần như những "thi thoại" khá lý thú. Tất cả sự việc, cảnh vật và con người được tác giả nhớ đến thấp thoáng một số nét về xã hội, lịch sử, văn hoá thời Lý - Trần.
Thiên thứ 8, nhan đề chữ Hán là Y thiên dụng tâm (Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng) kể chuyện Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi, qua đó ca ngợi y đức, kín đáo biểu lộ niềm tự hào về ông cha, tổ tiên mình.
Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, một thầy thuốc giỏi "có nghề y gia truyền" giữ chức Thái y lệnh dưới thời Trần Anh Tông (1293 - 1314). Ông là một thầy thuốc có địa vị cao sang, lại còn giàu lòng nhân ái. Ông không tích của mà tích đức, đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo để chữa bệnh giúp người, ông không "né tránh" máu mủ dầm dề của bệnh nhân. Bệnh nhân chữa trị "tới khi khoẻ mạnh rồi đi”, ông không lấy tiền. Trong Ngư tiều y thuật vấn đáp, ta cũng bắt gặp một cụ lương y cao đẹp như thế:
Đứa ăn mày củng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không.
(Nguyễn Đình Chiểu)
Những năm đói kém dịch bệnh nổi lên, Phạm Bân còn dựng thêm nhà đón những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở. Ông đã cứu chữa được hơn ngàn người. Nhà ông đã trở thành một bệnh viện làm phúc. Quan Thái y lệnh không làm giàu mà chỉ làm phúc. Y đức của ông toả sáng, cho nên được người đương thời trọng vọng. Tác giả nêu lên một số sự việc rất điển hình để làm nổi bật y thiện dụng tâm của Phạm Bân với bao tự hào ngợi ca của mọi người.
Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có một tình huống gây cấn, đầy xung đột giữa tâm đức và danh lợi, giữa cái sống và cái chết, giữa an và nguy. Qua đó, tính cách, nhân cách, bản lĩnh xử thế của người thầy thuốc được tỏ rõ. Cùng một lúc có hai bệnh nhân, người đàn bà thì nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét bậc quý nhân trong cung đang bị sốt. Một bên là người đến gõ cửa mời gấp, một bên là vương triệu đến khám. Đã mấy ai dám trái lệnh vua? Phạm Bân đã có một cách ứng xử rất đẹp. Ông đã đi ngay đến cứu bệnh nhân khi mệnh sống... chỉ ở trong khoảnh khắc, còn bệnh của quý nhân thì không gấp, sẽ đến vương phủ sau: Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ. Cứu mệnh sống cho con bệnh nguy kịch là trên hết, trước hết. Phạm Bân đã ứng xử theo lương tâm người thầy thuốc, cho dù phận làm tôi không trọn vẹn, có thể nguy hiểm đến tính mệnh mình. Câu đối đáp của quan Thái y lệnh với quan Trung sứ đã thể hiện tầm vóc cao đẹp của một vị danh y. Trái mệnh vua là tội lớn: Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Ông thật là người dũng cảm, giàu đức hy sinh, có tâm đức, giàu y đức mới có sự lựa chọn vô cùng dũng cảm và đầy tình người như thế, như ông nói: Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khác, chẳng biết trông vào đâu-. -Ông nói lên niềm tin và sự anh minh của đức vua: Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng may ra thoát. Vì trái lệnh vua triệu, ông dũng cảm nhận: Tội tôi xin chịu. Qua đó, ta thấy Phạm Bân đã có "một tấm lòng" cao cả khi đứng trước sự lựa chọn giữa y đức và danh lợi, giữa mệnh sống bệnh nhân và sự nguy hiểm của bản thân mình. Câu nói của Phạm Bân vừa có lý vừa có tình, rất nhân bản, toả sáng một nhân cách cao quý. Có phần thưởng nào to lớn hơn khi Phạm Bân được Trần Anh Tông ngợi khen: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức....
Phạm Bân là hình ảnh tuyệt đẹp về người thầy thuốc giàu tình thương người, toả sáng tâm đức, y đức, để lại bao lánh yêu và ngưỡng mộ trong lòng ta. Lương y như từ mẫu. Cùng với các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác... nhân vật Phạm Bân sống mãi trong thời gian và lòng người. Đây là một truyện giản dị mà hấp dẫn, chứa chan tình người, nêu cao đạo đức của người thầy thuốc chân chính.
Viết đoạn văn ngắn nếu tác dụng của phép tu từ đc sử dụng trong khổ thờ sau:
Anh đội viện mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Biện pháp tu từ: So sánh:
+ Anh đội viên mơ màng như nằm trong giấc mộng (so sánh ngang bằng); Bóng bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng. (So sánh ko ngang bằng)
- Giá trị của phép so sánh: Anh đội viên mơ màng giống như đang nằm mộng, trong cảnh ấy anh thấy hình ảnh Bác hiện lên thật lớn lao nhưng vô cùng ấm áp. Qua đó cho thấy tình cảm yêu kính của anh bộ đội nói riêng và của tất cả người dân Việt Nam nói chung dành cho Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc.
-Khổ thơ trên được trích trong bài thơ"Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ.Trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng bien pháp so sánh(như,hơn),từ láy(lồng lộng)cho ta thấy được trạng thái mơ màng của anh đội viên(như trong giấc mộng).Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác-vị lãnh tụ qua hình ảnh"Bóng Bác cao lồng lộng,ấm hơn ngọn lửa hồng"
-Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng,mơ màng,vừa lớn lao và vĩ đại(cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi,sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng
-Qua đó tác giả đã cho ta thấy được tình cảm,sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối coi Bác
Viết đoạn văn ngắn nếu tác dụng của phép tu từ đc sử dụng trong khổ thơ sau
Phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Trong xã hội có rất nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Đặc biệt có hai nghề bắt buộc phải đặt đạo đức lên hàng đầu là dạy học và làm thuốc. Truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trưng (con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly), viết vào khoảng nửa dẩu thế ki XV trên dất Trung Quốc kể về một bậc lương y tinh thông nghề nghiệp và giàu lòng nhân đạo.
Truyện ca ngợi phẩm chất, cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân: hết lòng vì dân nghèo, quên mình để cứu người, bất chấp quyền uy vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân.
Truyện gồm ba đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau trong việc bộc lộ chủ đề của truyện. Đoạn đầu giới thiệu tên tuổi, chức vị, công đức của Phạm Bân. Đoạn giữa kể về một tình huống gay cấn có tính chất thử thách, qua đó y đức của ông được bộc lộ rõ nhất. Đoạn cuối nhấn mạnh y đức sáng ngời của bậc lương y đã truyền cho con cháu, giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục cứu đời.
Công đức của lương y Phạm Bân rất lớn, không phải thầy thuốc nào cũng làm được như ông. Ông đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực để cứu người mà không nề hà, không tính toán thiệt hơn.
Phạm Bân đã đem hết tiền của trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. Dẫu bệnh nặng đến đâu chăng nữa ống cũng không né tránh. Lương y làm nhà cho họ ở, chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh không lấy tiền, ông đã cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, dịch bệnh.
Nhưng điều làm ta cảm phục nhất là việc ông đã quyết tâm cứu sống người đàn bà nghèo trước rồi sau đó mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua, dù đã có lệnh của vua.
Thái độ tức giận cùng với lời nói có ý đe dọa của quan Trung sứ: – Phận làm tôi, sao được như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăn.
Đây là một thử thách gay go buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn giữa việc cứu người dân thường sắp chết với việc thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi.
Thái độ dứt khoát và cương quyết của ông chứng tỏ uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính, ông không sợ mắc tội “phạm thượng", không sợ nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ nghĩ đến trách nhiệm của người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách một cách nhẹ nhàng.
Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi mà còn tỏ ra rất thông minh trong ứng xử. Câu nói : Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trồng vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát đã nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, khơi dậy tình thương và lòng bao dung của nhà vua và tỏ rõ lòng thành của một bề tôi. Nếu như nhà vua là người có lương tâm, chắc chắn sẽ cảm động và không trị tội ông.
Quả thật, lúc đầu nhà vua tức giận, nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày thì không những hết giận mà còn ban khen. Điều dó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua sáng suốt và nhân đức.
Phạm Bân lấy tấm lòng chân thành của mình để tấu trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái.
Kết thúc truyện, tác giả kể về con cháu cửa Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông. Sự nghiệp của lương y Phạm Bân và con cháu ông đã chứng minh cho quan niệm Ở hiền gặp lành?. Tên tuổi của ông cón lưu truyền mãi trong dân gian.
Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn khá rõ. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt. Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt gây hứng thú cho người đọc. Tác giả đi chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn (đó là chỉ tiết có thật) để qua đó tính cách nhân vật chính được bộc lộ rõ ràng, gây ấn tượng khó quên. Trong khi thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa dựng ý tứ sâu xa. Do đó, truyện vừa có giá trị nội dung lớn, vừa có già tri nghệ thuật cao. g? Đã đẩy lương y Phạm Bân vào một tinh huống éo le khó xử.
Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng"
Tác giả của Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng là một tác phẩm nói về việc cũ của quê hương đất nước, ký thác nỗi sầu xa xứ qua những hồi ức của người đang sống nơi đất khách quê người. Tác phẩm hiện còn 28 thiên, có một số thiên mang yếu tố ly kì như những truyền kỳ, giai thoại, một số thiên gần như những “thi thoại” khá lý thú. Tất cả sự việc, cảnh vật và con người được tác giả nhớ đến thấp thoáng một số nét về xã hội, lịch sử, văn hoá thời Lý – Trần.
Thiên thứ 8, nhan đề chữ Hán là Y thiên dụng tâm (Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng) kể chuyện Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi, qua đó ca ngợi y đức, kín đáo biểu lộ niềm tự hào về ông cha, tổ tiên mình.
Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, một thầy thuốc giỏi “có nghề y gia truyền” giữ chức Thái y lệnh dưới thời Trần Anh Tông (1293 – 1314). Ông là một thầy thuốc có địa vị cao sang, lại còn giàu lòng nhân ái. Ông không tích của mà tích đức, đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo để chữa bệnh giúp người, ông không “né tránh” máu mủ dầm dề của bệnh nhân. Bệnh nhân chữa trị “tới khi khoẻ mạnh rồi đi”, ông không lấy tiền. Trong Ngư tiều y thuật vấn đáp, ta cũng bắt gặp một cụ lương y cao đẹp như thế:
Đứa ăn mày củng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không. (Nguyễn Đình Chiểu)
Những năm đói kém dịch bệnh nổi lên, Phạm Bân còn dựng thêm nhà đón những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở. Ông đã cứu chữa được hơn ngàn người. Nhà ông đã trở thành một bệnh viện làm phúc. Quan Thái y lệnh không làm giàu mà chỉ làm phúc. Y đức của ông toả sáng, cho nên được người đương thời trọng vọng. Tác giả nêu lên một số sự việc rất điển hình để làm nổi bật y thiện dụng tâm của Phạm Bân với bao tự hào ngợi ca của mọi người.
Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có một tình huống gây cấn, đầy xung đột giữa tâm đức và danh lợi, giữa cái sống và cái chết, giữa an và nguy. Qua đó, tính cách, nhân cách, bản lĩnh xử thế của người thầy thuốc được tỏ rõ. Cùng một lúc có hai bệnh nhân, người đàn bà thì nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét bậc quý nhân trong cung đang bị sốt. Một bên là người đến gõ cửa mời gấp, một bên là vương triệu đến khám. Đã mấy ai dám trái lệnh vua? Phạm Bân đã có một cách ứng xử rất đẹp. Ông đã đi ngay đến cứu bệnh nhân khi mệnh sống… chỉ ở trong khoảnh khắc, còn bệnh của quý nhân thì không gấp, sẽ đến vương phủ sau: Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ. Cứu mệnh sống cho con bệnh nguy kịch là trên hết, trước hết. Phạm Bân đã ứng xử theo lương tâm người thầy thuốc, cho dù phận làm tôi không trọn vẹn, có thể nguy hiểm đến tính mệnh mình. Câu đối đáp của quan Thái y lệnh với quan Trung sứ đã thể hiện tầm vóc cao đẹp của một vị danh y. Trái mệnh vua là tội lớn: Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Ông thật là người dũng cảm, giàu đức hy sinh, có tâm đức, giàu y đức mới có sự lựa chọn vô cùng dũng cảm và đầy tình người như thế, như ông nói: Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khác, chẳng biết trông vào đâu-. -Ông nói lên niềm tin và sự anh minh của đức vua: Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng may ra thoát. Vì trái lệnh vua triệu, ông dũng cảm nhận: Tội tôi xin chịu. Qua đó, ta thấy Phạm Bân đã có “một tấm lòng” cao cả khi đứng trước sự lựa chọn giữa y đức và danh lợi, giữa mệnh sống bệnh nhân và sự nguy hiểm của bản thân mình. Câu nói của Phạm Bân vừa có lý vừa có tình, rất nhân bản, toả sáng một nhân cách cao quý. Có phần thưởng nào to lớn hơn khi Phạm Bân được Trần Anh Tông ngợi khen: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức….
Phạm Bân là hình ảnh tuyệt đẹp về người thầy thuốc giàu tình thương người, toả sáng tâm đức, y đức, để lại bao lánh yêu và ngưỡng mộ trong lòng ta. Lương y như từ mẫu. Cùng với các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác… nhân vật Phạm Bân sống mãi trong thời gian và lòng người. Đây là một truyện giản dị mà hấp dẫn, chứa chan tình người, nêu cao đạo đức của người thầy thuốc chân chính.
cảm nghĩ là một thầy thuoosc phải vừa có tài chữa bệnh mà còn phải có lương tâm
nhập vai kể theo nguyên bản truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Nghĩa là phải xưng vai thầy thuốc là tôi hả bạn?
Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.
Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.
Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.
Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.
Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.
Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.
Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:
- Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!
Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:
- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đê lệnh cho ngài đến khám.
Tôi thưa:
- Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.
Quan Trung sứ tức giận nói:
- Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng
mình chăng?
Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.
Tôi đành đáp:
- Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.
Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc ***** người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:
- Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?
Tôi quỳ lạy:
- Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.
Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.
Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người.