Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam trong kháng chiến chống mĩ qua 2 tác phẩm "rừng xà nu " và "những đứa con trong gia đình" từ đó liên hệ với vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời đại hiện nay
Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam trong kháng chiến chống mĩ qua 2 tác phẩm "rừng xà nu " và "những đứa con trong gia đình" từ đó liên hệ với vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời đại hiện nay
Cảm nhận của anh chị về đoạn trích sau " Cúng mẹ...bưng khác" của những đứa con trong gia đình. Từ đó anh chị có suy nghĩ gì về vai trò của tình cảm gia đình đối với con người trong cuộc sống hôm nay
Để hiểu và cảm nhận được nét đặc sắc của đoạn trích, cần phải nắm được vị trí của nó trong tác phẩm và phải biết dựng lại bối cảnh của câu chuyện. Phần đầu của đoạn trích, tiếng hò của chú Năm là chi tiết cần đặc biệt lưu ý. Phần sau đoạn trích, không nên bỏ qua nghệ thuật chuyển từ miêu tả các hiện tượng bên ngoài vào miêu tả tâm lí nhân vật một cách hết sức tự nhiên. Cũng cần nói được cái hay của chi tiết về mùi hoa cam...
Khi làm bài, không nên gán cho các hình ảnh, chi tiết những “ý nghĩa” quá rõ ràng, thuần lí. Sự thực, các hình ảnh, chi tiết trong đoạn trích đã hoàn toàn vượt lên tính chất minh hoạ đơn giản để đạt tới sức ám ảnh đích thực của nghệ thuật.
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
- Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một truyện ngắn đậm chất tiểu thuyết. Hiện thực được miêu tả trong tác phẩm bề bộn, phức tạp và sống động. Các nhân vật đã sống tận cùng bản chất riêng tư của chính mình. Tính cách của họ không bị bào gọt đi cho phù hợp với ý đồ chủ quan của nhà văn, mà phát triển một cách tự nhiên và hợp logic, nói được với ta nhiều điều có ý nghĩa về cuộc đời. Trong truyện có nhiều chi tiết rất đắt vừa diễn tả được cái “góc cạnh’’ của hiện thực chiến đấu khốc liệt, vừa chứa đựng những tầng nghĩa thâm trầm khiến độc giả tiếp xúc một lần cũng không thể nào quên. Một trong những chi tiết thuộc loại đó là chi tiết hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má đi gửi trước ngày lên đường nhập ngũ. Nó được kể lại trong đoạn văn rất giản di, cô đọng, từ “Trong lúc chị Chiến...” tới "... lội hết đồng này sang bưng khác”.
- Đọc cả truyện ngắn, chúng ta đã biết Chiến và Việt là hai chị em trong một gia đình có mối thù sâu sắc với quân giặc. Cả ba và má họ đều đã bị chúng giết chết. Hai chị em sống nương tựa vào nhau và được chú Năm đùm bọc, dạy dỗ. Họ đã xin nhập ngũ cùng một ngày. Trước khi lên đường, họ gửi đứa em nhỏ và bàn thờ má sang nhà chú.
- Là một nhà văn có trực giác nghệ thuật hết sức nhạy bén, tác giả đã không quên tạo một điểm nhấn với chi tiết “khiêng bàn thờ”, khiến tác phẩm đạt tới chiều sâu đáng kể. Người đọc có thể ngạc nhiên: làm sao nhà văn lại có thể chớp bắt được chi tiết hiếm, quý đó trong hiện thực để rồi biến nó thành một tín hiệu nghệ thuật sáng giá? Có thể giải thích bằng lí do tài năng và vốn sống. Chính những yếu tố ấy cho phép tác giả nhìn ra những mối liên hệ sâu xa giữa các sự vật ẩn dưới một số hiện tượng có vẻ ngẫu nhiên, rồi từ đó “bắt” người đọc nhận thức lại những “câu chuyện vặt vãnh’’ thường bị họ bỏ qua một cách phí hoài.
- Trước khi trực tiếp tả cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ, nhà văn đã nhắc tới một cách có dụng ý tiếng hò của chú Năm. Đây không phải là một âm thanh vô tình. Một cách hết sức tự nhiên, nó “dự báo” ý nghĩa của hành động sẽ được kể đến ở sau. Chắc chắn tiếng hò phải bao hàm một “thông tin” gì thật đặc biệt mà chú Năm (hay đúng hơn là tác giả) muốn ta lưu ý. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng hò lại được miêu tả kĩ như thế, từ cao độ, trường độ đến tiết tấu, âm sắc và hình như cả nội dung hàm chứa. Đây không phải là “giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông” chỉ có tác dụng gợi lên một nét riêng của phong cảnh. Đây là "lời thề dữ dội”, lời “nhắn nhủ, tha thiết” khiến người nghe không thể yên được. “Ánh nắng chói chang” giữa ban ngày đã tước bỏ đi sự mượt mà không cần thiết để tất cả phơi lộ ra mật bản chất nhất của chúng, theo một kiểu đầy kích thích: “nổi lên”, “cất lên như một hiệu lệnh”, “kéo dài”, “vỡ ra”, “ngắt lại”... Chỉ tả tiếng hò mà nhà văn đã làm dấy lên trong lòng người đọc bao dự cảm về hiện thực. Câu văn càng cố viết bằng giọng khô, đanh, lại càng có sức đập mạnh vào tri giác, cảm giác của người đọc.
- Với một tâm thế tiếp nhận đã được chuẩn bị trước ít nhiều (nhờ tiếng hò rất lạ của chú Năm), độc giả bỗng “vỡ ra” được nhiều ý nghĩa từ cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ đi gửi. Bàn thờ là vật thiêng liêng trong mỗi gia đình. Việc thay đổi vị trí của nó cũng như việc bày biện không thể tiến hành một cách tuỳ tiện như đối với các đồ vật khác. Chúng bao giờ cũng phải xuất phát từ những lí do đặc biệt. Việc chị em Chiến, Việt đem gửi bàn thờ sang nhà chú nói lên rất rõ quyết tâm của hai chị em: lên đường đánh giặc để trả thù cho ba má. Thông thường, bỏ mặc bàn thờ là có tội. Nhưng hành động của Chiến, Việt chắc sẽ được vong linh người chết đồng tình, bởi họ ra đi là vì người đã nằm xuống, và trước khi đi, họ đã không quên gửi gắm, khấn nguyện một cách chân thành. với chiếc bàn thờ trên vai, hình như cả Chiến lẫn Việt đều thấy mình gần với má hơn bao giờ hết. Nỗi lòng, tâm sự, lí do lên đường của họ được dịp bộc lộ một cách tự nhiên: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Nguyễn Thi khéo chuyển mạch văn từ miêu tả những hiện tượng bên ngoài đến miêu tả thế giới bên trong của nhân vật. Mọi chi tiết đưa ra đều súc tích, cùng một lúc nói được nhiều điều. Khi tả “bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng” và tư thế khiêng bàn thờ gọn ghẽ của chị Chiến, tác giả đâu phải chỉ dừng lại ở việc kể câu chuyện đã xảy ra lúc đó. Ông muốn ta hãy lưu ý tới tính xốc vác như một biểu hiện rất cơ bản của tính cách nhân vật. Rồi khi nói tới tiếng chân “bịch bịch” của chị Chiến là khi nhà văn tạo cho độc giả cơ hội nhìn sâu hơn vào nội tâm của Việt, và men theo dòng chảy nội tâm ấy mà hiểu ra tất cả ý nghĩa của sự việc đang diễn tiến: “Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”. Triết lí trong lời nói thầm của nhân vật đã đến một cách tự nhiên, bất ngờ, hình như nằm ngoài chủ định. Đây chính là chỗ bộc lộ cái sâu sắc trong văn Nguyễn Thi: tính triết lí tự bật lên từ những tương quan mang tính bản chất nhất, cốt lõi nhất. Từ đây, người đọc càng ngẫm ra ý nghĩa khái quát, điển hình của chi tiết khiêng bàn thờ đi gửi: đó chính là cuộc chiến đấu của chúng ta - một cuộc chiến đấu có căm thù nhưng cũng có yêu thương; có sự quyết tâm nhưng cũng có sự thanh thản, nhẹ nhõm; có yếu tố hành động nhưng cũng có yếu tố tâm linh... Trong văn học chống Mĩ, tìm được một chi tiết thật “tiểu thuyết’’, thật cô đọng, nén chặt nhiều ý nghĩa như thế không phải dễ. Điều đó càng chứng tỏ tài năng xuất sắc của cây bút hiện thực nghiêm ngặt Nguyễn Thi.
- Ở cuối đoạn văn có một làn hương lạ xuất hiện: “Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác”. Làn hương ấy nói lên chất trữ tình kín đáo mà sâu xa của văn Nguyễn Thi. Nó được nhắc đến cứ như không mà đầy dụng ý, và ngược lại, có dụng ý mà vẫn hồn nhiên như chính cuộc đời. Nếu ai đó cứ cố tình “khám phá” và gán ghép ý nghĩa này, ý nghĩa nọ rất mực cụ thể cho chi tiết đó, chắc chắn làn hương kia sẽ mất. Có lẽ chỉ nên hiểu rằng trong sáng tác của mình, Nguyễn Thi không bao giờ “trữ tình” một cách dễ dãi. Nếu có thì đó không phải là “trữ tình” của nhà văn mà là của chính cuộc sống dữ dằn, thô tháp nhưng không thiếu chất thơ này. Chính nó đã đưa lại cho người đọc những thoáng rung động cần thiết để sống và trụ vững giữa thời khốc liệt lúc bấy giờ.
- Đọc Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, ta có dịp hiểu sâu thêm thế nào là một hình tượng nghệ thuật, một chi tiết nghệ thuật đích thực. Chúng đi vào lòng người thật dễ dàng nhưng đã để lại biết bao ám ảnh, suy nghĩ và bâng khuâng.
Phần I: Đọc hiểu:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
" Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang"
(Trích mùa xuân chin- Hàn Mặc Tử)
a, Phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ?
b, Nêu tác dụng của những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
c, Giá trị nghệ thuật của phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ?
Phần II: Làm văn
1. Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy viets một đoạn văn ngắn khoảng 150 từ bàn về vấn đề tuổi trẻ và mùa xuân
2. Trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, chi tiết "bãi xe tăng hỏng" xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm. Trình bày suy nghĩ của anh chị về chi tiết nghệ thuật này.
tả khu du lịch đại nam
giúp mình nha
Đền Đại Nam hay còn được gọi là Kim Điện được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 03 năm Quý Mùi (11/04/2003) và khánh thành vào ngày 02 tháng 9 năm 2005 với tổng diện tích xây dựng là 5000 m2 .
Trên tổng diện tích xây dựng là 9 hecta, Kim Điện có cổng chính hướng về Quảng trường Đại Nam, nay là Hoa viên Quan Thế Âm Bồ Tát. Quảng Trường Đại Nam đã từng đón tiếp hàng ngàn du khách đến tham dự các chương trình lễ hội với sân khấu nhạc nước hoành tráng - nơi đã từng diễn ra những Chương trình ca nhạc, Lễ hội tầm cỡ quốc gia; tiêu biểu như Lễ Chào mừng Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc – VESAK diễn ra vào ngày 05/05/2008; đã đón tiếp hơn 60.000 Tăng, Ni, Phật tử từ khắp nơi trên cả nước hoặc những đêm hội chính tại Khu Du Lịch Đại Nam, ... Không những thế, tại đây cũng đã từng diễn ra 2 màn trình diễn pháo hoa đặc sắc vào ngày Quốc tế Lao động 01/05/2010 và ngày Quốc Khánh 02/09/2010.
Kim Điện có điểm nhấn nổi bật là các pho tượng thờ, phù điêu và các vật dụng thờ cúng được dát vàng 24K. Kim Điện cũng được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là Ngôi đền lớn nhất Việt Nam vào ngày 15/08/2007.
Chính điện của Đền thờ Đại Nam có 3 pho tượng thờ là: Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Tổ phụ Hùng Vương và Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Bên trái điện là trang thờ: Mẹ Âu Cơ, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Bách Gia Trăm Họ với 1068 dòng họ của 54 dân tộc Việt Nam. Bên phải điện là trang thờ: 18 đời Vua Hùng Vương, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và bàn thờ 4 vị: Thần Tài – Thổ Địa – Thành Hoàng – Tổ Đức.
Các pho tượng bên trong Kim Điện đều được làm bằng chất liệu nhẹ và bền, đó là composite và sợi thủy tinh. Hầu hết các pho tượng bên trong Kim Điện đều được dát vàng 24K bên ngoài.
Kim Điện được xây dựng theo mô-típ vuông tròn. Mái vòm hình tròn biểu trưng cho Trời có vẽ 108 con chim hạc với ý nghĩa: 54 con hạc bay thuận chiều kim đồng hồ tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam ở cõi trần, 54 con hạc bay ngược chiều kim đồng hồ tượng trưng cho 54 dân tộc ở cõi âm (bởi theo quan niệm dân gian, hạc là con vật tượng trưng cho sự vĩnh cửu, lại có âm dương kết hợp hài hòa sẽ tạo nên sự phát triển trường tồn bền vững). Chính giữa của mái vòm là điểm vọng âm. Đứng tại điểm vọng âm, âm thanh sẽ được khuếch đại và truyền đi khắp Kim Điện.
Hình vuông được thể hiện qua 4 vách của đền thờ, bao gồm 28 bộ cánh cửa với mỗi cánh cửa cân nặng 500 kg. Trên nền 28 bộ cửa được chạm trổ 28 bộ tranh lịch sử tiêu biểu, đánh dấu các mốc son lịch sử của Việt Nam bắt đầu từ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 – 43 sau Công Nguyên, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542, ... cho đến thời kỳ hiện đại như Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự kiện Bác Hồ đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại Quảng Trường Ba Đình ngày 02/09/1945. Nối tiếp đó là những thành công khác như Trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972 và kết thúc bằng thắng lợi rực rỡ mùa xuân lịch sử 30/04/1975. Các cuộc khởi nghĩa thể hiện sự anh dũng của một dân tộc luôn đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân tộc.
Bên trong Đền Đại Nam có đặt hai cây nến với tên gọi Đại Hoàng Đăng, mỗi cây có chiều cao 2,7 m, đường kính 90 cm, được dự đoán có thể cháy trong suốt 1000 năm, với ý nghĩa luôn soi sáng con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam. Lối kiến trúc dân gian kết hợp thể hiện vẻ đẹp quy tụ của tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng; của Tứ Quý: Mai – Lan – Cúc – Trúc, và đặc biệt tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen – loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết.
Vào ngày 01/07/2010 (nhằm ngày 20 tháng 05 năm Canh Dần), ông Huỳnh Uy Dũng đã vinh dự thỉnh về được 2 viên Xá Lợi Phật (Xá Lợi Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ). Đến ngày 13/07/2010 (nhằm ngày 2 tháng 6 năm Canh Dần), ông đã an vị 2 viên Xá Lợi Phật vào thờ tại Tháp Lưu Ly ngay trong Kim Điện.
Bên cạnh những nét nổi bật của Kim Điện, Khu Thờ Tự còn thu hút du khách bởi khung cảnh đậm nét thiên nhiên có sự kết hợp độc đáo của núi, non, sông, hồ, cây cảnh. Dãy núi Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là Bảo Sơn bao gồm 5 ngọn: Kim –Mộc –Thủy –Hỏa –Thổ, ngọn trung tâm cao 65,8m. Trước khi vào bên trong dãy Bảo Sơn, du khách sẽ được ngắm nhìn một quần thể thắng cảnh hùng vĩ bao quanh dãy núi Ngũ Hành. Trấn giữ ở phía tây của dãy Ngũ Hành Sơn là thần Bạch Hổ, phía Đông là Thần Núi và Thần Nông. Và đặc biệt, dãy núi Ngũ Hành là nơi cư trú của hàng ngàn con chim yến, biểu hiện của một vùng “Đất lành chim đậu”.
Vươn lên từ ngọn núi trung tâm Bảo Sơn là ngôi Bảo Tháp 9 tầng. Đây là nơi thờ phụng tâm linh và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn và sự tôn vinh của thế hệ sau đối với tiền nhân. Mỗi tầng của tháp là nơi thờ phụng với những ý nghĩa khác nhau:
1. Tầng một là nơi thờ vong linh các anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ trận vong và đồng bào tử nạn.
2. Tầng hai là nơi thờ các chiến sĩ vô danh đã quên thân vì nước.
3. Tầng ba là nơi thờ đại anh hùng dân tộc Việt Nam - Hồ Chí Minh.
4. Tầng bốn là nơi thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
5. Tầng năm Thờ các vị nữ trung hào kiệt từ thời dựng nước tới nay, tượng trưng là các vị nữ anh hùng như: Trưng Trắc - Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân và Nguyễn Thị Định.
6. Tầng sáu là nơi thờ các vị có công với đất nước đã được phong thần.
7. Tầng bảy là nơi thờ 18 đời vua Hùng.
8. Tầng tám thờ tam cõi hội đồng bao gồm: Hội đồng chư Phật, Hội đồng Tứ Phủ và Hội Đồng Đất nước từ ngày dựng nước.
9. Tầng chín là nơi thờ Tổ Quốc.
Đứng từ tầng thứ 9 của Bảo Tháp, du khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh Khu Du Lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.
Hướng Đông và Tây của Đền Đại Nam được trấn giữ bởi hai bậc thiên tài quân sự trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là Thái Úy Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt trấn ở hướng đông và vua Quang Trung Nguyễn Huệ trấn ở hướng tây
Nhìn về Hướng Nam – Hướng Cổng chính của Khu Kim Điện là một Hồ Ngọc Bích với diện tích 2,7 ha có dòng nước trong xanh như màu ngọc lục bảo kết hợp với những ốc đảo nên thơ hữu tình
Đền Đại Nam là cụm công trình có giá trị tôn vinh, vọng ngưỡng tinh hoa của 4000 ngàn năm văn hiến của dân tộc và ghi dấu những mốc son rạng ngời trong lịch sử Việt Nam. Đây một địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến tỉnh Bình Dương.
Về tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành có ý kiến cho rằng: tác phẩm mang vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Ý kiến khác lại cho rằng tác phẩm mang màu sắc bay bỏng lãng mạn. Anh chị có suy nghĩ gì về hai ý kiến trên
Bối cảnh " Vợ nhặt " là nạn đói khủng khiếp và một không khí ảm đạm do cảnh chết chóc gây ra nhưng đọc truyện người đọc cảm thấy lòng ấm lại và vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của các nhân vật trong tác phẩm.
Anh/chị hãy lí giải vì sao?
Giúp em với ạ. Mai là hạn nộp bài rồi mà em không biết phải làm sao