Bài 6

Xem chi tiết
JK
3 tháng 3 2021 lúc 15:36

Văn bản Vượt Thác trích từ tác phẩm ''Quê Nội ''  chương XI

Bình luận (0)
LM

truyện Quê Nội chương XI

Bình luận (0)
NC
3 tháng 3 2021 lúc 15:53

quê nội

Bình luận (0)
BN
Xem chi tiết
H24
25 tháng 2 2021 lúc 9:34

phép so sánh:

-như là lửa thiêu

-như ngựa sắt

 Tác giả đã nêu lên được một buổi chiều tháng ba đã gợi lên quá khứu lịch sử oai hùng cụ thể là chiến công của Gióng. Có hình tượng ngựa bay,.. đã tạo nên bức tranh đã nói lên được trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ và niềm tự hào. 

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
21 tháng 2 2021 lúc 20:35

1- Xác định cụ thể đối tượng cần miêu tả:

 Dựa vào yêu cầu của đề bài để chọn đối tượng miêu tả cụ thể. Lưu ý học sinh nên chọn đồ vật, con vật, cây cối gần gũi thân quen để có thể miêu tả một cách dễ dàng và việc lồng  cảm xúc vào bài văn sẽ tự nhiên hơn.

+ Đối với bài văn miêu tả con vật: Nên chọn các con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, gà, lợn,…

+ Đối với bài văn miêu tả đồ vật: Nên chọn các đồ vật là đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ vật trong nhà hay quà tặng như: búp bê, ô tô đồ chơi, cặp, bút, đồng hồ,…

+ Đối với bài văn miêu tả cây cối: Nên chọn các loại cây ăn quả, cây hoa trong vườn nhà hay cây bóng mát ở sân trường như: Cây xoài, mít, sầu riêng,…; cây hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc,…; cây bàng, cây phượng,…

2- Quan sát đối tượng cần tả theo một trình tự nhất định và ghi lại những đặc điểm ấy.

 Có rất nhiều cách để quan sát đồ vật, con vật, cây cối mà mình định tả. Tùy vào đối tượng và thời điểm miêu tả mà quan sát theo trình tự hợp lý. Tuy nhiên cần phải nhớ một yêu cầu quan trọng đó là:  quan sát và miêu tả các bộ phận nổi bật, đặc trưng của đối tượng cần miêu tả sao cho làm toát lên được đặc điểm riêng của nó, để phân biệt được với các sự vật  khác cùng loại. Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt nhìn, tai nghe, tay sờ…và phải biết ước lượng đối tượng miêu tả. Đặc biệt giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm chi tiết và dễ tái hiện các chi tiết khi làm bài. Hướng dẫn học sinh sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo trình tự đã chọn một cách tự nhiên, dễ hiểu để người đọc, người nghe cảm nhận được sự vật định tả một cách rõ ràng cụ thể nhất.

+ Đối với bài văn miêu tả con vật: Ngoài việc miêu tả hình dáng của con vật học sinh cần phải quan sát hoạt động, thói quen của con vật định tả.

Ví dụ:   Với đề bài  “Tả con gà trống nhà em” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau:

* Tả hình dáng:

 – Gà thuộc giống gà gì? Khoảng mấy ki- lô- gam?

– Con  gà trống có những bộ phận nào? ( đầu, mình, chân, đuôi,…)

–  Đầu gà có những bộ phận nhỏ nào? (mào, mắt, mỏ,…) các bộ phận ấy có màu sắc và hình dáng ra sao?…

– Mình gà to chừng nào? Cánh gà có gì đặc biệt?

– Đuôi gà thế nào? ( hơi cong và có nhiều màu sắc như 7 sắc cầu vồng…)

– Chân gà có đặc điểm gì? (chỉ có 4 ngón và một cái cựa rất sắc…)

– Móng vuốt gà dùng để làm gì?

* Tả hoạt động, thói quen của gà:

– Gà trống thường có những hoạt động nào? (Vỗ cánh… gáy, tranh ăn với gà nhỏ hơn,…)

– Nuôi gà có tác dụng gì?

       Như vậy để quan sát miêu tả con gà, học sinh cần sử dụng các giác quan như: thị giác (Quan sát các bộ phận của gà, thói quen…), thính giác(nghe tiếng gà vỗ cánh và gáy,…)

Đối với bài văn miêu tả đồ vật: Có thể quan sát đồ vật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài,… Để giúp học sinh biết cách quan sát, giáo viên cần có đồ vật cụ thể hoặc đồ vật trong tranh để hướng dẫn.  Ví dụ:  Với đề bài “Tả cái cặp sách” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau:

– Hình dáng, độ lớn của cặp?

– Em hãy kể các bộ phận của cái cặp?

– Cặp làm bằng gì ? màu sắc ra sao?

– Mặt trước, mặt sau của cặp?

– Quai cặp thế nào?

– Nắp cặp, ổ khóa.

– Cặp có mấy ngăn bên trong ?

– Em gìn giữ và sử dụng cặp ra sao?…

         Như vậy để quan sát cái cặp, giáo viên hướng dẫn học sinh cần sử dụng các giác quan như: thị giác (màu sắc, các bộ phận của cặp,..), thính giác(mở khóa cặp nghe “tách”,..), xúc giác( sờ vào cặp thấy mịn, mềm,…), khứu giác(mở cặp ra thấy thơm mùi vải mới hoặc nhựa mới,…)

+ Đối với bài văn miêu tả cây cối: Có hai cách quan sát

– Quan sát đặc điểm về hình dáng của cây, các bộ phận của cây hoặc quan sát theo từng thời kỳ phát triển của cây.

Ví dụ: Với đề bài “Tả cây có bóng mát” có thể dùng hệ thống câu hỏi và sắp xếp các chi tiết theo trình tự sau:

– Em hãy nêu các bộ phân của cây?

– Thân cây thế nào?

– Gốc cây ra sao?

– Nêu đặc điểm của cành cây? Của tán lá? hình dáng của lá?

– Cây có hoa không? Hãy nêu hình dáng màu sắc của hoa?

– Hãy nêu ích lợi của cây?

– Những hoạt động có liên quan đến cây ?

 Đối với quan sát cây học sinh cũng cần sử dụng các giác quan như: thị giác (quan sát dáng cây, thân cây, cành cây, tán lá,…), thính giác( nghe tiếng gió thổi, lá rơi, chim hót,…), xúc giác(sờ vào thân cây thấy nhám,…), nếu cây có hoa, quả cần sử dụng khứu giác(ngửi mùi hương của hoa, quả,…), vị giác(nếm vị ngọt hay chua của quả,…)

3- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn có đủ 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài:

3.1/ Dàn bài chung:

Yêu cầu tối thiểu của một bài văn là phải có đầy đủ bố cục tức 3 phần : Mở bài- Thân bài- Kết bài. Với mỗi dạng bài văn miêu tả cần tuân theo những điểm chính trong dàn bài chung như sau:

Đối với bài văn miêu tả con vật:* Mở bài: Giới thiệu con vật định tả ( Đó là con vật gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?…)

* Thân bài:

– Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật. (Đầu, mình, chân, đuôi, màu lông,…)

– Tả hoạt động và thói quen của con vật ( Nó thường làm gì? Kể cả khi ăn hay lúc ngủ,…)

* Kết bài: Nêu lợi ích của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật.

+ Đối với bài văn miêu tả đồ vật:

* Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả ( Đó là đồ vật gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?…)

* Thân bài:

– Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của đồ vật. ( nó được làm bằng chất liệu gì? Màu sắc ra sao?…)

– Tả chi tiết từng bộ phận của đồ vật ( Có thể tả lần lượt từ ngoài vào trong hoặc từ trên xuống dưới…)

– Tả hoạt động của đồ vật hay thói quen của em đối với đồ vật đó.    

* Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của mình đối với đồ vật vừa tả. Em bảo quản và giữ gìn nó thế nào?

Đối với bài văn miêu tả cây cối:* Mở bài: Giới thiệu cây định tả ( Đó là cây gì? Do ai trồng? Được trồng ở đâu? từ bao giờ?…)

* Thân bài:

– Tả bao quát hình dáng chung của cây.

– Tả từng bộ phận của cây hoặc tả theo từng thời kì phát triển của cây. ( Từ lúc cây còn nhỏ đền khi cây lớn trưởng thành ra hoa kết trái, đến lúc trái cây lớn dần và thu hoạch được,…)

– Phối hợp trong khi miêu tả cây là miêu tả sự tác động của con người hay sự vật đối với cây ( Sự chăm sóc hay vui đùa của con người dưới gốc cây,… Các yếu tố thiên nhiên khác như chim chóc, ong bướm, nắng, gió tác động đến cây,…)

 * Kết bài: Nêu được tác dụng của cây. Sự chăm sóc hay tình cảm của người tả đối với cây.

 3.2/ Trong quá trình miêu tả cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học để bài văn có hồn, sinh động hơn:

Tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh nghệ thuật:      Để dễ tiến hành, tôi gợi ý cho các em trong các tiết luyện tập xây dựng đoạn văn bằng những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ. Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt câu văn bằng hình ảnh và sử dụng được một số biện pháp nghệ thuật đã học như so sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ,..

* Văn miêu tả con vật:  có thể miêu tả hình dáng xen lẫn tính nết hoặc hoạt động của con vật đồng thời lồng vào nêu cảm xúc của mình đối với con vật mà mình tả.

Ví dụ:  Tả con gà trống do em chăm sóc có em viết: Cái đuôi của chú có nhiều màu sắc và hơi cong.  Nhưng để câu văn sinh động hơn tôi lại hỏi các em :

 – Đuôi gà trống nhiều màu sắc gợi cho em hình ảnh gì? (bảy sắc cầu vồng)

 –  Những hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? (Trông thật thích mắt).

 Sau đó có em sửa lại: Chú có cái đuôi cong như bảy sắc cầu vồng xuất hiện trên bầu trời sau những trận mưa rào mùa hạ, trông thật thích mắt.

* Văn miêu tả đồ vật: có em viết: Con gấu bông ấy thật đáng yêu. Nó có bộ lông mềm mại màu hồng  điểm chấm đen ở gan bàn chân.

Sau khi học sinh nêu. Tôi cho học sinh nhận xét bằng những gợi ý mở như sau:

  – Đề đồ vật có hồn ta nên gọi đồ vật của mình miêu tả là gì?

  – Khi tả ngoại hình của nó em nên miêu tả như thế nào để gây hứng thú cho người đọc?

Sau đó có em sửa lại: “ Chú gấu bông ấy thật đáng yêu. Chú được khoác một cái áo màu hồng mềm mại như nhung  làm tăng thêm vẻ hấp dẫn của chú”. 

* Văn miêu tả cây cối:  Có em viết: vườn hoa nhà em có rất nhiều loại hoa, mỗi loài có một màu sắc khác nhau.

Nhưng để câu văn sinh động hơn tôi lại hỏi các em :

 –  Vườn hoa có nhiều màu sắc gợi cho em hình ảnh gì?

 –  Những hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? 

 Sau đó có em sửa lại:  Vườn hoa như một chiếc mâm cỗ khổng lồ, trên đó đủ các thứ hoa nở xòe như những món ăn hấp đẫn ai cũng muốn thưởng thức.

      Như vậy đối với các kiểu bài miêu tả đều vậy học sinh cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để bài văn miêu tả sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

Cảm xúc trong bài văn:          Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết luận mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Điều này, ở những tiết học trước khi làm bài văn, tôi đã lấy ví dụ cụ thể, và đi đến khái niệm về cảm xúc của mình trước sự vật hiện tượng để các em hiểu và sử dụng vào bài viết.

  Ví dụ: Con gấu bông là đồ vật như thế nào đối với em? (Nó như người bạn thân biết động viên an ủi em mỗi khi bị điểm kém). Được vào thăm các con thú ở vườn thú em có cảm giác gi?

          Tôi thường yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ cảm xúc, nhận xét về một sự vật hiện tượng nào đó. Do vậy bài văn của học sinh đã tránh được khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết.

 4- Kiểm tra, soát lại dàn ý:

        Khi lập xong dàn bài, lưu ý học sinh chưa vội  vàng viết ngay vì như thế ý tưởng sẽ lộn xộn khó sắp xếp. Đây là bước quan trọng trước khi viết thành bài văn. Bởi để có bài văn hay, lôi cuốn người đọc thì trước hêt các chi tiết phải lô gíc, trình tự và chặt chẽ. Muốn vậy cần rà soát lại các ý, xác định chi tiết nào chính, chi tiết nào phụ, phần nào viết trước, phần nào viết sau. Tuy nhiên, tùy vào ý tưởng của người viết, có thể sắp xếp các ý theo trình tự riêng của mình.

         Chẳng hạn: Khi sắp xếp các ý trong bài văn miêu tả con vật có thể miêu tả hình dáng trước rồi tả các hoạt động và thói quen của con vật sau. Hoặc có thể xen kẽ vừa miêu tả hình dáng vừa tả các hoạt động và thói quen của nó.

5- Thực hành viết bài văn:

 Đây là khâu quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất. Trên cơ sở dàn bài đã có, các em viết thành câu, đoạn và thành bài văn hoàn chỉnh. Lời văn phải gọn gàng, ý tứ phải rõ ràng, rành mạch, trong sáng. Lại phải diễn đạt cho có hình ảnh, linh hoạt, sinh động và gợi cảm nữa. Muốn đạt như thế các em phải dựa trên cơ sở quan sát tỉ mỉ, suy nghĩ, lựa chọn cách diễn đạt tốt nhất.

  Một bài văn hay là phải có cách sắp xếp chặt chẽ: Mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với người khách đến thăm “vườn văn” của mình. Lời mời chào ấy phải hấp dẫn, gợi mở, gây cảm xúc ban đầu nhẹ nhàng, nêu được ý muốn diễn đạt ở toàn bài.

+ Mở bài: Có hai cách mở bài: trực tiếp hoặc gián tiếp

        Các em có thể vào bài trực tiếp hay gián tiếp, có thể mở bài bằng một câu hoặc một đoạn văn nhưng bám sát vào nội dung yêu cầu đã xây dựng. Dựa vào cách mở bài của mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó, áp đặt.

Ví dụ: Khi tả chiếc đồng hồ

+ Có em vào đề trực tiếp: Trong gia đình nhà em có rất nhiều đồ vật nhưng em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức. ( Mở bài chỉ một câu nhưng đủ ý)

+ Có em mở bài hơi dài nhưng sinh dộng, gây ấn tượng ngay từ phút đầu:

“ Reng…reng…Cô chủ ơi! Dậy tập thể dục thôi”. Ôi chao! Tiếng gọi của cái đồng hồ báo thức đây mà. Sáng nào nó cũng đánh thức tôi vào lúc sáu giờ. Nó báo hiệu một ngày mới của tôi.

Ví dụ: Tả một con vật mà em thích

+ Có em vào đề trực tiếp: Trong gia đình nhà em có rất nhiều loài vật nhưng em thích nhất là con mèo tam thể.

+ Có em mở bài gián tiếp: Cả gia đình nhà em đều quý con vật. Nhà em nuôi chó, mèo, chim, cá cảnh và cả 2 con sáo hót rất hay. Nhưng người bạn thân thiết hay đón em từ cổng mỗi khi em đi đâu về là chú cún con.

 Ví dụ: Tả cây cối

+ Có em vào đề trực tiếp: Nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn trái nhưng em thích nhất là cây sầu riêng.

+ Có em mở bài gián tiếp: Chiều chiều em cùng bố mẹ đi dạo mát ngoài biển. Ở đây, có bao nhiêu cảnh mà em yêu, nhưng em chỉ thích nhất là được ngồi dưới bóng những cây dừa san sát để hưởng những làn gió biển mát rượi.

 Từ đó tôi rút ra kết luận để các em hiểu rằng: Vào bài trực tiếp hay gián tiếp cũng phải bám sát yêu cầu của đề mới viết được bài văn với nội dung tốt, mang tính nghệ thuật cao. Với các em học sinh khá giỏi nên động viên các em mở bài theo cách gián tiếp.

+ Thân bài:

       Dựa vào cấu trúc của dàn bài để viết phần thân bài cho thật đầy đủ các chi tiết. 

– Về cách dùng từ, phải dùng cho đúng, cho sát và lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn.

Ví dụ: Khi tả bông hoa, có em đã tả:

+ Nụ hoa “chúm chím” nở như hớp từng giọt sương.

+ Hoa quì nở “vàng rực” trong gió “xôn xao”.

– Về viết câu cần linh hoạt, không nên viết theo kiểu công thức đơn điệu, khi viết nên thay đổi chủ thể của câu:

 Ví dụ: Hai bên đường vàng rực hoa quì.

Có thể đổi lại: Hoa quì khoe màu vàng rực rỡ hai bên đường.

Hay: Gà mẹ xòe cánh che chở đàn con.

Có thể đổi lại: Đàn gà con vội vàng rúc vào đôi cánh xòe ra che chở của gà mẹ

– Muốn viết được câu hay, cần phải sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh nữa.

Ví dụ về so sánh:

+ Những giọt sương đọng lại ở cánh hoa long lanh như những hạt ngọc.

+ Chùm lông đuôi vừa dài vừa cong óng ả rất hợp với đôi cánh như hai con trai khổng lồ úp hờ hững bên sườn.

Ví dụ về nhân hóa:

+ Lá trong vườn vẫy chào người bạn nhỏ.

+ Dáng đi của trống cồ chậm rãi và oai vệ, ra vẻ một thủ lĩnh lắm.

         Như vậy sau khi dùng từ chính xác để đặt câu đúng ngữ pháp, linh hoạt. Học sinh liên kết các câu với nhau thành đoạn, sau đó liên kết các đoạn thành phần thân bài. Lưu ý, mỗi đoạn tả một phần cụ thể của đồ vật, con vật và cây cối.

Ngoài ra cần chú ý lồng cảm xúc của người viết khi miêu tả các sự vật trên.   

+ Kết bài: Có hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và không mở rộng

      Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng đều xuất phát từ nội dung chính. Nó khép lại trước mắt người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà các em miêu tả trong bài văn của mình. Phần kêt bài như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình một cách tình cảm, chân tình, đầy quyến luyến. Vì thế khi viết phần kết bài phải thật cô đọng, tránh cách kết bài cộc lốc, công thức.

      Thực tế cho thấy các em chỉ liệt kê cảm xúc ( Kết bài không mở rộng) “Em rất thích con cún ấy”. Tôi đã gợi mở để các em nêu ( Kết bài mở rộng): “Cún đã sống với gia đình em rất lâu rồi. Nó rất ngoan, em hi vọng nó lớn lên càng biết vâng lời chủ và trung thành hơn nữa. Chẳng thế mà ai cũng nói chó là con vật rất trung thành và tinh nghĩa”

        Hay với bài văn miêu tả hoa đào, có em kết bài: Em rất thích hoa đào, cứ Tết đến là nhà em lại mua một cành đào. Tôi gợi ý để em viết lại kết bài có hồn hơn: Như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân của miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu

Bình luận (0)
KH
Xem chi tiết
H24
16 tháng 2 2021 lúc 20:15

-Các câu có phép so sánh là:

+ Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. 

+ Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với mèo như trước kia được nữa.

+ Bây giờ, tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi.

+ Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Bình luận (0)
H24
16 tháng 2 2021 lúc 19:58

-Con mèo văn vào tranh to hơn cả con hổ-Rồi cả nhà-trừ tôi- vui như tết-Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ-Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh

Bình luận (0)
H24
16 tháng 2 2021 lúc 19:59

Các câu văn có sử dụng phép so sánh đó là : 

-   Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình

-   Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa.

-   Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi...

-   Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Bình luận (0)
TM
9 tháng 2 2021 lúc 13:13

Ba từ mượn: 

+ thái tử:   danh vị dành cho Trữ quân kế thừa của Hoàng đế hoặc đôi khi  một Quốc vương trong các quốc gia thuộc vùng văn hóa chữ Hán 

+ thiên thần : thiên thần  một vị thần luôn đi giúp đỡ những người gặp nạn và cứu vớt trái tim con người khỏi các thế lực đen tối như sự ghen tị,đó kị và lòng thù hận.thiên thần còn  thần bảo hộ cho mỗi người

+ thần thông: Thần thông là sức mạnh tâm linh, đạt được do thiền định hay do tu tập một pháp môn nào đó

Bình luận (0)
MA
Xem chi tiết
MN
5 tháng 2 2021 lúc 22:50

Vì : Ngọc Hoàng động lòng thương trước số phận khổ cực và cô đơn của cặp vợ chồng già, tuy nhà nghèo , hằng ngày phải lên rừng chặt củi đổi lấy gạo nuôi thân , họ vẫn thường giúp đỡ mọi người . thấy họ tốt bụng ,Ngọc Hoàng bèn sai thái tử đầu thai xuống làm con.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
H24
2 tháng 2 2021 lúc 22:23

 

- Dượng Hương Thư đánh trần, co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe 1 tiếng “soạc”, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ.

- Dượng Hương Thư đứng sau lái, co sào, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

=> Có thể khẳng định đây là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, vô cùng quả cảm, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, dứt khoát và rất bình tĩnh.

-  Dượng Hương Thư như 1 hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, mang vẻ đẹp hào hùng, mạnh mẽ, thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.

=> Tác giả đã sử dụng nhiều động từ mạnh, tính từ gợi tả, từ láy và những hình ảnh so sánh để làm nổi bật hình ảnh của con người lao động. Con người có tư thế đẹp, tầm vóc lớn lao sánh ngang với tầm vũ trụ.

Bình luận (1)
H24
2 tháng 2 2021 lúc 21:49

Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc” ! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại…

 

Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

Hành động:

Co người phóng sàoGhì chặt đầu sàoThả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
Bình luận (2)
KA
2 tháng 2 2021 lúc 21:58

Co người phóng sàoGhì chặt đầu sàoThả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

Bình luận (1)
Xem chi tiết

làm ơn help me 

Bình luận (8)
HL
2 tháng 2 2021 lúc 21:24

em ko bt

Bình luận (5)
PT
2 tháng 2 2021 lúc 22:27

Từ việc làm của dượng Hương Thư thì vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động nổi bật trên nền thiên nhiên rộng lớn. Thông qua đó thân là 1 học sinh được học dưới mái trường khang trang thì em thấy mình có điều kiện, hoàn cảnh tốt hơn thiên nhiên rộng lớn kia vậy mà sao không kiên trì, cố gắng như dượng Hương Thư.

 

bị bắt ngủ rồi vầy thôi nha

 

Bình luận (0)
Xem chi tiết

hepl me khocroi

Bình luận (2)
MN
2 tháng 2 2021 lúc 22:47

phải biết ơn những người tạo ra thành quả lao động, cố gắng học tập để xây dựng đất nước, biết trân trọng vẻ đẹp của lao động

Bình luận (0)
DC
Xem chi tiết
AS
6 tháng 1 2021 lúc 14:08

Tham khảo nhé:

                                             Bài làm

 Hôm nay, trong lúc kiểm tra lại những món đồ quý mà mình cất giữ trong kho. Ta lại nhìn thấy chiếc cung tên bằng vàng to lớn. Ngày xưa, nhờ chiếc cung tên này, mà ta đã bắn bị thương đại bàng, giúp giải cứu vợ mình - công chúa Nguyệt Nga. Chiếc cung đó, không phải do ai tặng cho ta cả. Mà chính là chiến lợi phẩm ta dành được sau khi giết chết chằn tinh, giúp dân trừ hại.

 Còn nhớ hồi đó, ta mới chỉ là một chàng thanh niên mới lớn, rất lương thiện và thật thà. Ta được một người bán rượu tên là Lý Thông rủ kết nghĩa huynh đệ. Từ đó, ta dọn về nhà hắn sống, thay hắn làm hết mọi việc nặng nhọc trong nhà. Một hôm, Lý Thông nhờ ta ra trông đền một đêm thay hắn vì hắn đang cất dở mẹ rượu. Không chút nghi ngờ, ta liền xách rìu lên và đi thẳng ra đến. Đến nơi, ta cứ cảm giác ngôi đền này có gì đó rất kì lạ. Cảm giác lạnh lẽo, âm u, rờn rợn. Nhưng do từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ được vào đền buổi tối nên ta tặc lưỡi cho qua. Tìm một góc nhỏ trong đền, ta nằm xuống, đặt chiếc rìu bên cạnh rồi thiếp đi. Khi ta đang say ngủ, tự nhiên có những âm thanh kì lạ, như là có một con vật to lớn nào đó đang tiến lại gần. Ngay lập tức, ta bật dậy, cầm rìu lên và nghiêm túc quan sát. Từ trong bóng tối, hai cái đèn lồng đỏ rực tiến lại gần. Khi nó tiến vào cửa đền, ta mới nhận ra, đó là đôi mắt của một con chằn tinh to lớn. Thấy ta, nó mở to miệng gào lên một tiếng để de dọa. Nếu là người bình thường thì chắc đã hoảng sợ và bỏ chạy hoặc ngất xỉu. Nhưng ta thì khác. Ngửi thấy mùi tanh nồng nặc từ miệng chằn tinh, ta biết rằng nó đã từng ăn thịt rất nhiều người dân vô tội. Nghĩ đến đó, sự căm giận bùng lên như một ngọn lửa lớn trong tim ta. Ngay lập tức, ta cầm rìu và xông về phía chằn tinh. Thoạt đầu, nó có vẻ bất ngờ khi một con người lại dám tấn công nó, nhưng ngay lập tức, nó liền gầm lên rồi lao về phía ta. Cả hai bên đụng mạnh vào nhau, rồi ngã sóng xoài ra đất. Sau cú va chạm đó, ta nhận ra rằng mình không thể dùng sức để đấu với nó được. Thế là ta giả vờ tấn công để dụ chằn tinh vào sâu trong đền. Bên trong đền có rất nhiều cột kèo, khiến cho thân hình to lớn và dài của nó bị kẹt lại, gặp khó khăn khi di chuyển. Nhân cơ hội đó, ta núp sau những chiếc cột, tấn công vào chỗ yếu của nó. Sau vài lần như vậy, cuối cùng chằn tinh sằm hấp hối. Ngay lập tức, ta lao lên, chém đứt đầu nó xuống. Tự nhiên, từ trong vết chém, rớt ra một chiếc cung bằng vàng, nặng trịch và cứng cáp. Vô cùng vui sướng, ta xách theo chiếc cung và đầu chằn tinh rồi chạy vội về nhà.

 Sau lần đó, ta đã nhiều lần rơi vào nguy hiểm. Nhưng lần nào ta cũng thành công vượt qua, tiêu diệt cái ác. Nhờ vậy, ta được kết hôn với công chúa Quỳnh Nga và kế thừa ngôi báu.

Bình luận (2)
CG
6 tháng 1 2021 lúc 17:06

ắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.

Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.

Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về túp lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị đại bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.

Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.

Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành được thắng lợi tôi còn mang niêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu phục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.

 Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh - Mẫu 3

Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh

Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…

Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.

Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngã rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô gái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.

Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…

Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.

Đúng là “ác giả ác báo”.

Bình luận (0)
CG
6 tháng 1 2021 lúc 17:06

ắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.

Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.

Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về túp lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị đại bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.

Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.

Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành được thắng lợi tôi còn mang niêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu phục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.

 Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh - Mẫu 3

Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh

Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào…

Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.

Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngã rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô gái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.

Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…

Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.

Đúng là “ác giả ác báo”.

Bình luận (0)