Phó từ là gì? Kể tên các loại phó từ đã học? Cho ví dụ?
Phó từ là gì? Kể tên các loại phó từ đã học? Cho ví dụ?
Tham khảo:
-Phó từ là những từ chuyên đứng trước danh từ hoặc tính từ, dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ .
- Phó từ có 2 loại:
* Phó từ đứng trước danh từ, tính từ:
vd: chưa xong, rất ngon, sắp mưa,...
- Mẹ tớ nấu ăn rất ngon.
* Phó từ đứng sau động từ, tính từ:
vd: đẹp quá, đứng lên, mặn lắm,...
- Cô giáo bảo mình đứng lên trả bài.
#tk:
Định nghĩa chính xác nhất được biên soạn trong Sách giáo khoa lớp 6 đã nói về phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
VD:
– Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đã, từng, đang, chưa…
– Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: rất, lắm, hơi, khá…
Qua bài học e rút ra đc bài học:
-Không nên kiêu căng,tỏ vẻ mình giỏi giang
-Quan tâm tới bn bè,đoàn kết trong mọi hđ và biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn
cả hai nhân vật cùng được chon tả các chi tiết thân hình, càng ,cánh, ... những mối nhân vật lại gợi cho người đọc một ấn tượng riêng về sức vóc và tìn nết . Theo em ấn tượng ấy là j ? Nhờ đâu nhà văn có thể gợi cho ta ấn tượng đó về nhân vật ?
Nhờ vào cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất và cách nhìn và nhận xét của Dế Mèn đã thể hiện tính cách cũng như diễn biến tâm lý của từng nhân vật trong truyện. Ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh kết hợp các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh,... đã góp phần đặc tả ngoại hình của nhân vật đồng thời nổi bật tính cách thông qua ngoại hình.
ấn tượng ấy là sự gợi lên từ tính nết của từng nhân vận trong chuyện vì mỗi nhân vật đều có tính cách riêng ,sức vóc riêng nên mỗi nhân vật tạo cho người đọc có ấn tương riêng về mỗi nhân vật.
Ấn tượng ấy là : sự gợi lên từ tính nết của từng nhân vận trong chuyện vì mỗi nhân vật đều có tính cách riêng ,sức vóc riêng nên mỗi nhân vật tạo cho người đọc có ấn tương riêng về mỗi nhân vật.
''chẳng bao lâu , tôi trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng . đôi càng tôi mẫm bóng . những cái vuốt ở chân , ở khoe ...''
''cái chàng ,người ngầy ngò ...''
sử dụng phương thức biểu đạt nào
trong hai đoạn văn trên đề cập về những ai
'mỗi khi tôi vũ lên ,đã nghe tiếng phành phạch giòn giã Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh lên một màu nâu bóng mỡ soi ngương được và rất ưa nhìn . Đầu tôi to ra và nổi từng tảng , rất bướng . Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm làm việc . Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng.
nêu ngắn ngọn nội dung của đoạn văn trên
nội dung cơ bản của đoạn văn trên là :
miêu tả vẻ đẹp cường tráng , hùng dũng ,rất khỏe mạnh, tự tin , yêu đời
Giải hộ giúp mình nhé !! ~~~☺☺☺
Đặt 3 câu với:-Phó từ đứng trước động từ,tính từ
-Phó từ đứng sau động từ, tính từ
Phó từ đứng trước động từ: Phó từ đứng trước tính từ:
- Hoa sắp đi học. - Bạn Phi rất tốt bụng.
- Tôi đang làm bài tập. - Tôi thật thông minh.
- Tôi vẫn chưa thấy cậu ấy. - Con phố ấy rất yên tĩnh.
Phó từ đứng sau động từ: Phó từ đứng sau động từ:
- Tôi làm được bài tập này. - Con chó ấy to lắm.
- Bạn Toàn chơi cờ vua được. - Bạn ấy tốt bụng lắm.
- Em bé đi được được rồi. - Ngôi nhà ấy đẹp thật.
các bạn có acc face ko cho mình xin
các bạn có acc face ko cho mình xin
1,Viết đoạn văn (khoảng từ 6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.
2,
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học?
Yêu cầu:
* Hình thức: Một đoạn văn, có liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
* Nội dung:
- Càm nhận về TN cà Mau:
- Cảm nhận về cuộc sống con người Cà Mau:
=> + Nghệ thuật miêu tả; sự am hiểu, tình cảm của tác giả với vùng Cà Mau.
+ Tình cảm của bản thân.
"Bài học đường đời đầu tiên" miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ: Đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt; đôi cánh dài đến tận chấm đuôi; đầu to, nổi từng tảng; hai cái răng đen nhánh; sợi râu dài, uốn cong. Bằng sự quan sát tinh tế, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, sử dụng hệ thống tính từ kết hợp so sánh, Dế Mèn hiện lên là một chàng dế thanh niên cường tráng, tự tin, yêu đời và rất đẹp. Vì Mèn chỉ là một chàng dế mới trưởng thành, chưa trải sự đời nên tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Trong một lần dại dột bày trò trêu chị Cốc, Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt- một anh bạn hàng xóm, để rồi về sau có hối cũng không kịp. Nhưng cũng từ lần đó mà Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Tham khảo:
Câu 1:
Đoạn trích " Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại cho người đọc những suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn. Trước hết Dế Mèn là chú dế có ngoại hình đẹp, một chàng Dế thanh niên cường tráng. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết " đôi càng tôi mẫm bóng", " Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt", " Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi".Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách, thích bắt nạt những con vật nhỏ bé xung quanh. Đỉnh điểm đó là việc trêu đùa chị Cốc đã dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Lúc đầu thì huênh hoang trêu chị Cốc nhưng người nhận lấy hậu quả lại là người vô tội, Dế Choắt. Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn cũng biết hối hận, và rút ra bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.Qua nhân vạt Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài đã đem đến bài học đạo lý vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía cho người đọc.
Câu 2:
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Từ bài Sông nước Cà Mau, hãy viết một đoạn văn tả quang cảnh một dòng sông, hay khu rừng mà em có dịp quan sát
Ai giúp mik với ạ !
Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong. Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao. Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa, trong xanh như ngọc bích long lanh. Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng. Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông. Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao rì rào như đang thì thầm trò chuyện. Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới. Đã có lần em thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rắn nối đuôi nhau đi tìm mồi. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bácthuyền chài đánh cálàm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng. Em yêu dòng sông quê, dù cho mai này lên chốn thành đô xe cộ nườm nượp thì hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Tham khảo:
Nơi em sống có một con sông chảy qua tên là sông Hồng. Con sông uốn quanh và trải dài khắp mấy tỉnh miền Bắc. Một phần cuộc sống của em cũng ảnh hưởng bởi con sông ấy. Nước ở sông Hồng rất trong và mát. Dọc bờ sông là những lũy tre. Hai bên bờ sông có những bãi cát trắng trọng trải dài theo bờ đê. Mỗi buổi chiều, khi mặt trời khuất dần sau những lũy tre cũng là lúc những chiếc thuyền bắt cá lại bồng bềnh trôi trên dòng sông. Bờ sông còn là nơi chúng em chạy quanh thả diều những buổi chiều mùa hè lộng gió. Dòng sông còn là nơi tạo nguồn nước cho ruộng đồng quê em. Cảnh vật trên dòng sông thật yên bình. Yêu cảnh vật nơi đây, em lại càng yêu thêm sông Hồng và đất nước Việt Nam.
Từ láy : thoi thóp , hung hăng , ăn năn , bậy bạ .
1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?
A. Tuyển tập Tô Hoài C. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
B. Dế Mèn phiêu lưu kí D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?
A. Tạ Duy Anh C. Tô Hoài
B. Đoàn Giỏi D. Vũ Tú Nam
3. Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?
A. Tự tin, dũng cảm C. Tự phụ, kiêu căng
B. Khệnh khạng, xem thường mọi người D. Hung hăng, xốc nổi
4. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Chị Cốc B. Người kể chuyện C. Dế Mèn D. Dế Choắt
5. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt;
B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp;
C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng;
D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.
6. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân.
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
7. Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là khinh thường bạn?
A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối;
B. Không giúp Dế Choắt đào hang;
C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ;
D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.
8. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
A. Buồn rầu và sợ hãi C. Thương và ăn năn hối hận
B. Than thở và buồn phiền D. Nghĩ ngợi và xúc động
9. Dòng nào nêu đúng diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
A. Hể hả - sợ hãi – huênh hoang – xót thương – ân hận – ăn năn.
B. Huênh hoang – sợ hãi – hể hả - ân hận – xót thương – ăn năn.
C. Sợ hãi – huênh hoang – ân hận – hể hả - xót thương – ăn năn.
D. Huênh hoang – hể hả - sợ hãi – xót thương – ân hận – ăn năn.
10. Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?
A. Gày gò, ốm yếu C. Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, mạnh mẽ của tuổi trẻ
B. Bóng bảy, giã tạo D. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha
Phần II/ Tự luận:
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
1. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Dế Mèn.
2. Tìm các phép so sánh có mặt trong đoạn văn trên? Nêu hiệu quả của các biện pháp so sánh đó?