Phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.
- Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 9, 49, 14B và 24 nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar theo hành lang kinh tế Đông Tây sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Bắc Á. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, Tây Nguyên và cả nước; kích thích và lôi kéo thu hút đầu tư từ bên ngoài.
nêu mối quan hệ giữa dân cư và nguồn lao động?
Mối quan hệ giữa dân số lao động và việc làm
-Dân số-Lao động -Việc làm phát triển đồng đều,cân bằng,phù hợp phát triển kinh tế xã hội là lý tưởng (Chưa có Quốc gia nào làm được,đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì còn xa vời,nhiều khó khăn mất cân đối).
- Kinh tế tăng chậm trong khi dân số tăng còn cao sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế
- làm tăng số người thiếu việc làm , thất nghiệp .Gây sức ép lớn đối với GD, Y tế , văn hóa . Các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm , nhà ở ….không đáp ứng được.
- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
- Việc làm đang một vần đề xã hội ở nước ta, hiện nay đang được tập trung giải quyết và bước đầu thu hiệu quả tốt.
Nền kinh tế tăng trưởng cao có tác động tích cực đến vấn đề việc làm. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự can thiệp của nhà nước thông qua các chương trình việc làm, chương trình kinh tế xã hội, phát triển các làng nghề, trang trại…đã tạo thêm nhiều việc làm.
Tình trạng việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có sự khác nhau giữa các vùng và các tỉnh, thành phố. Nơi nào có trình độ phát triển kinh tế càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng lớn. Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng cao hơn mức trung bình của cả nước.
Chính sách dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
Chính sách dân số nước ta vẫn đứng trước những thách thức to lớn : quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng nhanh, kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc, chất lượng dân số thấp, mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lý.
Tình hình trên đây là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và thu nhập, làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Giải pháp :
-Chủ động kiểm soát quy mô và tăng cường chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực.
-Giảm nhanh tỉ lệ sinh bằng cách triển khai có hiệu quả công tác DSvà KHHGĐ
-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước.
Mối quan hệ giữa dân số lao động và việc làm
-Dân số Lao động - Việc làm phát triển đồng đều,cân bằng,phù hợp phát triển kinh tế xã hội là lý tưởng (Chưa có Quốc gia nào làm được,đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì còn xa vời,nhiều khó khăn mất cân đối).
- Kinh tế tăng chậm trong khi dân số tăng còn cao sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế
- làm tăng số người thiếu việc làm , thất nghiệp .Gây sức ép lớn đối với GD, Y tế , văn hóa . Các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm , nhà ở ….không đáp ứng được.
- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
- Việc làm đang một vần đề xã hội ở nước ta, hiện nay đang được tập trung giải quyết và bước đầu thu hiệu quả tốt.
phân tích những hậu quả của việc đông dân, gia tăng dân số nhanh, cơ cấu dân số trẻ, và phân bố chưa hợp lí ở nước ta
Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý ? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua ?
a/ Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý là do:
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km2 (2006), nhưng phân bố không đều.
- Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:
+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 4,8 lần cả nước.
+ Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số à Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2, trong khi vùng này lại giàu TNTN.
- Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị: + Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.
+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng alo động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
b/ Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :
- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.
- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
- Quy hoạch, có c.sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Mở rộng t.trường x.khẩu lao động, đẩy mạnh đ.tạo người lao động có t.nghề cao, có t.phong công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường.
a/ Nước ta đông dân và đa dân tộc:
-Dân số: 85789 nghìn người (1/4/2009).Thứ 13 nước trên thế giới và đứng thứ 3 trong ĐNam Á.
→TL: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
-KK:Trở ngại cho việc p.triển K.tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chodân…việc làm..
-Dân tộc:54 thành phầnDT,DTViệt(Kinh) 86,2%DScóvai tròquantrọngtrongviệc p.triểnKT-XHnước ta
Các dân tộc thiểu số 13,8 % dân số ,cư trú chủ yếu ở miền núi( trừ người Hoa, Chăm, Khơ me)
Ngoài ra còn có 3,2 triệu người Việt sống ở nước ngoài.
Các dân tộc luôn đoàn kết trong bảo vệ và xây dựng đất nước.
-TL: Đa dạng về bản sắc VH và truyền thống DT.Hiện nay chênh lệnh về trình độ và mức sống còn lớn, cần đầu tư phát triển văn hóa kinh tế miền núi hơn nữa.
b/ Dân số nước ta còn tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ
*DS tăng nhanh đăc biệt vào cuối TK XXđã dẫn đến bùng nổ DS,mỗi năm tăng hơn1tr người
-Dân số nước ta tăng nhanh nhưng không đều,giữa các thời kì,giữa các vùng( nông thôn thành thi….)
+ Thời Pháp thuộc (trước 1954) dân số phát triển chậm (≥1%)do đời sống của người dân khổ cực….
+ Từ 1954- 1976:DS bùng nổ,gia tăng DS(3-4%)là giai đoạn xây dựng XHCN ở miền Bắc.Đời sống được nâng cao,tỉ lệ sinh tăng nhanh.
+Từ1976-nay:Từ khi thống nhất đất nước DS phát triển chậm lại(1,3- 2%)do thực hiện c/sách KHHGĐ
-Dân đông, tăng nhanh nên quy mô dân số ngày càng lớn..Mức gia tăng DS hiệnnay có giảm(do thựchiện tốt KHHGD),nhưng còn chậm.
*Gia tăng DS đã giảm nhưng số dân tăng hàng năm vẫn cao vì:Quy mô dân số lớn(dogiai đoạn trước có sự bùng nổ DS ),DS trẻ,số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…
VD:Quy mô dân số 70tr người,gia tăng DS là 1,5% thì tbình mỗi năm DS tăng 105tr n gười.
Quy mô dân số 84tr người,gia tăng DS là 1,3% thì tbình mỗi năm DS tăng 110tr n gười.
*Nguyên nhânDS tăng nhanh: ĐK sống được nâng cao,Ytế pt,quan niệm lạc hậu,quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…
*Dân số đông, tăng nhanh gây sức ép lớn.
· Đối với sự phát triển kinh tế:Chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành& theo lãnh thổ.Tốc độ tăng trưởng DGP.Vấn đề việc làm (các chỉ tiêu kinh tế /người thấp, mất cân đối giữa cung và cầu do nền kinh tế chưa đáp ứng, nhu cầu tiêu dùng tích lũy, thiếu việc làm…)
· Đối với việc phát triển xã hội ( Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. Thu nhập/người thấp, bình quân lương thực /người giảm,tỉ lệ đói nghèo tăng, đầu tư y tế, giáo dục gặp khó khăn,việc làm,nhà ở…).
· Đối với tài nguyên môi trường:Cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ô nhiễm Mtrường .Không gian cư trú chật hẹp (Nhu cầu sống tăng, tài nguyên bị khai thác mạnh hơn, rác thải khí thải,…chưa xử lí..)
→ Việc đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia định là vấn đề cấp bách của nước ta.
Tại sao vấn đề dân số luôn là mối quạ tâm hàng đầu ở nước ta? Nêu hậu quả và phương hướng giải quyết sự gia tăng dân số nhanh.
Dân số là mối quan tâm hàng đầu là vì:
Xuất phát từ đặc điểm dân số:
VN là một nước đông dân: với 84 156 nghìn người (2006) , đến năm 2014 là 90 000 nghìn người
Dân số nước ta tăng nhanh: thời gian để dân số tăng gấp đôi ngày cành rút ngắn từ 1921 đến 1960 phải mất 39 năm để dân số tăng từ 15,6 triệu người lên 30,3 triệu người; từ 1960 đến 1989 phải mất 29 năm để dân số tăng từ 30,2 triệu người lên 64,0 triệu người;
Tăng dân số tự nhiện không đều gữa các thời kì: TK 1979- 1989 tốc độ gia tăng tự nhiên là
2, 1%; TK 1989- 1999 tốc độ gia tăng tự nhiên là 1,7%; TK 1999- 2005 tốc độ gia tăng tự nhiên là 1, 32%
Kết cấu dân số trẻ cơ câu dân số năm 2005 như sau:
- Dưới tuổi lao động 0-14 tuổi chiếm 27,0 %
- Trong độ tuổi lao động 15-59 tuổi chiếm 64,0%
- Ngoài độ tuổi lao động 60 tuổi trở lên chiếm 9,0%
Hậu quả:
Đối với phát triển kinh tế:
Đối với phát triển xã hội:
Sức ép đối với tài nguyên môi trường
CMR cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn ở nước ta đang có sự chuyển dịch. Giải thích tại sao tỷ lệ thị dân của nước ta còn thấp so với trong khu vực và thế giới
-CMR cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn ở nước ta đang có sự chuyển dịch.
Số dân và tỉ lệ dân thành thị đang tăng dần qua các năm: Năm 1990 tỉ lệ dân thành thị là 19,5% đã tăng lên 26,9% năm 2005.
Phân bố đô thị không đều giữa các vùng: Hầu hết các đô thị lớn đều tập trung ở những khu vực có vị trí và địa hình thuận lợi.
-
* Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp hơn mức trung bình của Thế giới, bởi vì:
Quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm chạp: Năm 2005 tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.
Trình độ đô thị hóa thấp;
Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp và lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Các đô thị lớn vẫn còn khá ít, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung Ương được coi là các đô thị lớn của cả nước.
Ngoài ra, do lịch sử nước ta bị đô hộ lâu dài, trải qua các cuộc chiến tranh lớn gây ảnh hưởng nặng nề.
Hãy so sánh thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
a) Thế mạnh
- Điểm tương tự nhau:
+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).
+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.
- Điểm khác nhau nổi bật:
* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:
+ Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.
+ Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.
+ Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
+ Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.
+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.
* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.
+ Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.
* Vùng kinh tế trung điểm phía Nam:
+ Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).
+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.
b) Thực trạng
- Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.
- Điểm khác nhau:
* Vùng kinh tế trọng điềm phía Bắc (năm 2005):
+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.
+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.
+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).
+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.
* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.
+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.
+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).
+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.
* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.
+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.
+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).
+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.
Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm | Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX | Sau năm 2000 |
Phía Bắc | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh | Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh |
Miền Trung | Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi | Thêm tỉnh Bình Định |
Phía Nam | TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương | Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang |
Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm | Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX | Sau năm 2000 |
Phía Bắc | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh | Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh |
Miền Trung | Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi | Thêm tỉnh Bình Định |
Phía Nam | TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương | Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang |
Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
Vì: các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).
Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
Vì các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).