Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đoạn văn mẫu mở bài:

Từ xưa tới nay, mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những hồn thi sĩ được tự do đắm chìm. Trong khung cảnh đẹp dịu dàng đầy chất thơ và man mác buồn ấy, mỗi nhà thơ lại có riêng cho mình những cảm xúc khác nhau. Đến với Xuân Diệu - ông hoàng của thơ tình Việt Nam, người đọc bỗng chốc thấy được chữ “tình” của mùa thu rõ ràng, đặc sắc hơn bao giờ hết. Với Xuân Diệu nếu "Tình không tuổi và xuân không ngày tháng" thì cảnh thu chứa đựng biết bao tình thu, bao rung động xôn xao, bởi lẽ "Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền”. Từ đây, ông đã viết nên bài thơ “Đây mùa thu tới” khiến biết bao thế hệ người đọc rung động mãi không thôi.

- Phân tích khổ 1

Mở đầu bài thơ người đọc đã cảm nhận được cái buồn, vắng vẻ của cảnh vật

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng"

Tác giả dẫn dắt độc giả với hình ảnh đầu tiên - "liễu". Xuân Diệu đã chọn hình ảnh này làm tín hiệu của mùa thu nhằm diễn tả một mùa thu buồn man mác nhưng cũng đầy lãng mạn. Tâm trạng mà tác giả xây dựng cho "nhân vật" này là cái "đìu hiu" - tức là sự vắng vẻ, đơn côi. Và sự cô đơn này không chỉ diễn ra trên một mà là "rặng" - với nhiều cây liễu càng làm cho nỗi buồn chồng chất, lây lan. Chính từ láy "đìu hiu" đã miêu tả không khí buồn, lẻ loi của "liễu". Nhà thơ đã dùng thủ pháp nhân hóa để nói lên hành động của "liễu" là "đứng chịu tang". Lúc này, "liễu" không còn là một thực thể vô tri vô giác nữa mà thay vào đó là hình ảnh buồn, lặng lẽ nghiêng mình trước "tang".

Hình ảnh "lệ ngàn hàng" gợi nỗi đau, nỗi buồn khi tác giả sử dụng số đếm "ngàn" để chỉ về nước mắt của cây liễu. Chính điều này làm người ta tự hỏi liệu nguyên nhân nào khiến cho "liễu" khóc, ai đã ra đi để "nàng" phải "chịu tang". Hai câu thơ gợi mở và làm cho người đọc tò mò về những "diễn biến" tiếp theo. Ở khổ thơ đầu này, một biện pháp nghệ thuật nữa mà tác giả sử dụng là láy âm gần nhau. Liên tiếp là ba chữ "Buồn - buông - xuống" là các âm tiết nửa khép nên khẩu hình khi phát âm là hẹp tạo cảm giác nỗi buồn ứ đọng và khi phát âm thì âm thanh trầm. Thanh âm theo thứ tự là bằng thấp, bằng cao, trắc cao nên khi đọc câu thơ gợi cảm giác nỗi buồn đang "buông" từ từ, không vội vã. Cũng tương tự như vậy tác giả sử dụng láy âm cho ba chữ "tang - ngàn - hàng" cũng là âm tiết nửa khép.

Đi từ bằng cao xuống bằng thấp nên các từ này gợi nỗi trĩu nặng, giọng điệu trầm xuống cho sự xót xa, thương tiếc của "liễu".

"Đây mùa thu tới mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."

Niềm vui mừng, phấn khởi của tác giả khi mùa thu đã "chạm ngõ". Điệp cấu trúc "mùa thu tới" càng nói lên sự hồ hởi, chào đón "nàng thu" của thi sĩ. Câu cuối chính với hình ảnh nhẹ nhàng, trong sáng, mang đậm sắc thu với "phông nền" là màu vàng. Cả hai câu thơ đều có cách ngắt nhịp 4/3 diễn tả được sự chuyển động của nàng thu, đồng thời thể hiện thái độ mong chờ thu tới của thi sĩ.

- Đoạn văn mẫu kết bài:

Bài thơ Đây mùa thu tới" lắng đọng trong độc giả những cảm xúc rất riêng, không những vậy cách cảm nhận của tác giả cũng rất mới mẻ. Mọi cảnh vật trong bài thơ mặc dù có thiên nhiên nhưng không thể thiếu được trong thơ Xuân Diệu là hình bóng giai nhân. Bao nhiêu nét thu là bấy nhiêu nét vẽ tài hoa. Dáng thu, sắc thu, tình thu đều đẹp đều hiện ra với nỗi buồn mênh mang không biết từ đâu đến.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Yếu tố hình thức trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu được người viết đã tập trung phân tích:

- Đoạn 1: Nhan đề trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.

- Đoạn 2: Bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.

- Đoạn 3: Bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.

Trả lời bởi datcoder