Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.
a. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
a. Đoạn văn song song, tất cả các câu cùng thể hiện chủ đề chung là làm theo “Binh thư yếu lược”.
=> Tác dụng: trình bày thông tin khách quan, để cho người đọc tự rút ra kết luận.
b. Đoạn văn phối hợp có câu đầu nêu lên chủ đề là đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Các câu tiếp theo đưa ra dẫn chứng và biểu hiện cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát lại lòng nồng nàn yêu nước của dân tộc Việt Nam.
=> Tác dụng: khẳng định lòng nồng nàn yêu nước của dân ta.
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng