Em hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm tắt được như vậy.
Em hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm tắt được như vậy.
Chỉ ra phương tiện liên kết các câu trong đoạn thứ nhất và các câu trong đoạn thứ hai.
- Phương tiện liên kết câu ở đoạn thứ nhất sử dụng phép lặp và phép thế. Cụ thể:
+ Lặp từ ông
+ Dùng từ bà để thay thế cho từ mẹ ông.
- Phương tiện liên kết câu ở đoạn thứ hai sử dụng phép nối và phép lặp. Cụ thể:
+ Lặp từ ông
+ Dùng từ nhưng, chưa bao giờ để nối câu trong đoạn văn.
Trả lời bởi Hà Quang MinhCâu nào có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất? Những phương tiện liên kết nào được sử dụng trong câu đó?
- Câu Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông có tác dụng để liên kết hai đoạn văn với nhau.
- Phương tiện liên kết hai đoạn văn là phép nối. Cụ thể: từ nhưng là từ để liên kết câu văn cuối của đoạn (1) với câu đầu của đoạn (2). Nó cũng có tác dụng để liên kết đoạn văn (1) với đoạn văn (2). Nhờ sử dụng phép nối, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu, hai đoạn liền kề.
Trả lời bởi Hà Quang MinhEm thử đổi vị trí các câu trong đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai theo một trật tự bất kì, chẳng hạn 2,4,1,5,3 (đoạn thứ nhất) và 7,3,4,6,1,5,2 (đoạn thứ hai). Hãy đọc lại các câu theo trật tự đã thay đổi và rút ra nhận xét.
Khi đổi vị trí các câu văn trong cả đoạn 1 và đoạn 2, em thấy đoạn văn trở lên lộn xộn, thiếu logic, không xây dựng được nội dung của đoạn văn muốn diễn đạt.
Trả lời bởi Hà Quang MinhHai đoạn văn trên sắp xếp đúng trật tự trong văn bản. Em thử hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau và rút ra nhận xét.
- Khi hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau, hai đoạn văn trở lên thiếu tính lô-gíc. Vì ở đoạn (1), người ông đã hỏi Sam về bản đồ dẫn đường của Sam và chia sẻ và cách nhìn bản đồ dẫn đường của bố, mẹ ông. Từ đó, đoạn 2 được triển khai để chia sẻ về quan điểm riêng của ông và sự đối lập quan điểm với bà mẹ. Hai đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép nối cũng tạo nên sự hoàn chỉnh, thống nhất về mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên, khi đổi hai đoạn thì nội dung đoạn (2) được đưa lên trước sẽ khập khiễng, không ăn nhập với đoạn (1). Đồng thời, hai đoạn cũng không có từ ngữ liên kết làm cho nội dung của chúng càng tách rời. Do đó, nếu đổi vị trí hai đoạn văn sẽ không diễn đạt được nội dung người viết muốn chuyển tải.
- Nhận xét: Như vậy, các câu, đoạn văn trong một văn bản phải đảm bảo sự lô-gíc. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, không thể tùy ý thay đổi.
Trả lời bởi Hà Quang Minh
- Tóm lược đoạn thứ nhất: Ổng hỏi về bản đồ dẫn đường của Sam và chia sẻ về cách nghĩ về bản đồ dẫn đường của bố mẹ ông.
+ Có thể tóm tắt được nội dung đoạn văn 1 như trên nhờ vào việc đoạn văn đã dùng phép lặp, phép thế để liên kết các câu văn, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn.
- Tóm lược đoạn 2: Sự khác biệt trong quan điểm về bản đồ dẫn đường của ông nội và mẹ ông nội Sam.
+ Có thể tóm tắt được nội dung đoạn văn 2 như trên nhờ vào việc đoạn văn đã dùng phép lặp để liên kết các câu văn, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn.
Trả lời bởi Hà Quang Minh