Tầng hai

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tác giả:
+ Phong Điệp sinh ngày 6 tháng 6 năm 1976 tại huyện Giao Thủy, Nam Định
+ Cựu học sinh chuyên văn trường THPH Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định, khóa 1991-1994.
+ Năm 1998, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Phong Điệp làm phóng viên, biên tập viên tại báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam.
+ Hiện tại Phong Điệp đang sống và làm việc tại Hà Nội.
- Niềm hạnh phúc của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung đó là sự thăng hoa, niềm vui sướng, và thỏa mãn một điều gì đó trong cuộc sống. Như chúng ta đều thấy trong cuộc sống có rất nhiều người đạt được những điều đó, nó tạo nên một cái gì đó riêng biệt, mới lạ, tạo ra được nhiều điều có ý nghĩa, giá trị cho cuộc sống của mình. Hạnh phúc của mỗi chúng ta là được hưởng thụ giá trị cuộc sống, nhiều người chỉ có niềm hạnh phúc nhỏ nhoi là có đủ cơm ăn áo mặc, nhưng ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, hạnh phúc còn được đắn đo và thể hiện qua những cung bậc cảm xúc riêng, họ được tận hưởng cuộc sống, được ăn sung mặc sướng, được đi chơi, đó là niềm hạnh phúc. Có thể thấy hạnh phúc là giá trị to lớn làm nên giá trị cho con người, niềm hạnh phúc có thể được cân đo bằng niềm vui, sự hạnh phúc, được thỏa mãn những cung bậc cảm xúc riêng, được thể hiện bằng những điều mới lạ, bằng những điều sáng tạo và phát triển mạnh mẽ hơn. Niềm vui, sự hạnh phúc đó được thể hiện trong cuộc sống, giá trị đó được tạo nên nhờ những giá trị của cuộc sống, biết sống đúng nghĩa được sống. Như một người nước ngoài đã nói: “Chúng ta không tính chúng ta sống được bao nhiêu năm cuộc đời, mà số năm cuộc đời được tính bằng số năm chúng ta đã có những đóng góp cho cuộc đời này”. Quả đúng như thế, tạo hóa tạo cho chúng ta sự sống, nhưng sống như thế nào, quyết định cuộc sống như thế nào đấy lại là việc mà chúng ta nên làm cho cuộc đời của mình.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tác giả giới thiệu nhân vật: Trên tầng hai có ba người: bà mẹ ngoài sáu mươi tuổi, vốn là cựu thanh niên xung phong, bị bệnh thấp khớp. Anh con trai làm ở xưởng in và chị con dâu là công nhân của một xí nghiệp đóng giày.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Phan là một cô gái với cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn. Đồng thời, qua hành động thận trọng mở vòi nước vào đêm khuya của cô, chúng ta thấy cô là một cô sống nội tâm và có chút rụt rè, không muốn gây phiền toái cho ai.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ý định:
+ Thời gian: Sau khi đã suy nghĩ xong về việc sắp xếp công việc.
+ Phan đã nảy ra ý định theo dõi cuộc sống của ba người tầng trên.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nhân vật Phan lắng nghe được tiếng bà mẹ già ngủ mê, tiếng chạy của cậu con trai, tiếng lay gọi mẹ, tiếng khóc của cô gái khi không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Lời nói thể hiện sự quan tâm lo lắng cho sức khỏe của con dâu, sự an toàn của con trai “Mà con có đói thì uống thêm cốc sữa. Chịu khó mà ăn cho con nó khỏe....”, “Đi cẩn thận con nhé!”,...

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tâm trạng của nhân vật Phan: là người quan sát, bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhà Thắng và hoàn cảnh sống của Phan, cô chạnh nhớ nhà.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Âm thanh: Tiếng vô tuyến được văn to vô-lum; tiếng gõ bát đũa lanh canh; tiếng la oai oái của cặp vợ chồng -> Âm thanh hỗn tạp.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đồ đạc trong phòng: Kê được một chiếc giường, một chiếc tủ quần áo, mấy hòm sách…

- Ý nghĩ: Ở nhà chỉ muốn nằm thượt trong nhà, không muốn về nhà vì sợ cảnh cãi vã.

- Tâm trạng: Buồn chán, quyết tâm bám trụ tại đây để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Người mẹ quan tâm, lo lắng cho sự an toàn, sức khỏe, sự êm ấm của cả gia đình.
- Người con trai biết yêu thương, chăm lo cho người mẹ.
- Người con dâu dịu dàng, biết chăm lo cho mẹ chồng.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng