Phò giá về kinh

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các chiến thắng lịch sử: trận Chương Dương, Hàm Tử và các động từ mạnh “cướp”, “bắt” cho thấy khí thế của quân ta trong các trận chiến

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, Trần Quang Khải đã tức cảnh làm bài thơ này.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Số chữ: mỗi dòng thơ có 5 chữ, tổng cả bài là 20 chữ

- Số dòng: 4 dòng

- Về vần thơ: có thể có 3 vần gieo vào các chữ cuối câu 1, 2, 4; có thể có 2 vần gieo vào chữ Cuối câu 2, câu 4.

- Luật bằng – trắc của thơ ngũ ngôn cũng giống các chữ 1, 3, 5 là bằng hay trắc đều được, nhưng các chữ 2, 4 thì phải đối thanh. Nếu chữ thứ 2 là “bằng” thì chữ thứ 4 là “trắc”, nếu chữ thứ 2 là “trắc” thì chữ thứ 4 phải là “bằng”. Như vậy có thể thấy bài thơ tuân thủ nghiêm ngặt niêm luật của thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Đoạt

sáo

Chương

Dương

độ,

T

T

B

B

T

Cầm

Hồ

Hàm

Tử

quan.

B

B

B

T

B

Thái

bình

tu

trí

lực,

T

B

B

T .

T

Vạn

cổ

thử

giang

san.

T

T

T

B

B

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hai câu thơ đầu nhắc lại hai chiến công liên tiếp vang dội của quân ta. Trận Hàm Tử và trận Chương Dương, hàng vạn quân giặc bị bắt sống và bị giết. Ô Mã Nhi thoát chết, chạy trốn ra biển, Toa Đô bị chém cụt đầu. Quân ta chiếm được nhiều thuyền, khí giới và lương thảo của giặc. Hai chữ “đoạt sáo” và “cầm Hồ” đứng đầu câu thơ gợi tả hai cú đánh sấm sét vô cùng mạnh mẽ và liên tiếp giáng xuống đầu quân xâm lược.

Từ âm điệu anh hùng ca, giọng thơ trở nên tâm tình ở hai câu cuối. Một nhiệm vụ mới rất nặng nề được đặt ra cho mọi người: toàn dân, ai cũng phải “tu trí lực”, đồng lòng gắng sức đem tài năng, công sức, của cải để tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, làm cho giang san ta, đất nước ta được độc lập, thái bình, bền vững đến muôn đời. Câu thơ không có chủ ngữ (chủ ngữ ẩn), nhưng ai cũng cảm thấy mình đang được nhà thơ nhắc đến.

- Chủ đề bài thơ: hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cách ngắt nhịp 2/3 có tác dụng nhấn mạnh chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần và khẳng định khát vọng, trách nhiệm của con người trong việc xây dựng đất nước.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cả hai bài thơ đều thuộc thể thơ tứ tuyệt (bài chỉ có 4 câu thơ) rất ngắn được thể hiện qua ý tưởng, cả hai bài thơ đều thiên về biểu ý. Cái ý thơ được trình bày ngắn gọn, tập trung vào sự kiện:

Ở bài Sông núi nước Nam: khẳng định chủ quyền của dân tộc, sự chiến thắng của chính nghĩa.

Bài Phò giá về kinh: nêu hai sự kiện chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần: Chương Dương và Hàm Tử, khẳng định sự tồn tại mãi mãi của đất nước, của dân tộc này.

Hai bài thơ khác nhau về thời kì, về hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Bài thơ có ý nghĩa trong việc cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu vì đây à một khúc ca khải hoàn, đặc biệt nhiệm vụ “tu trí lực” là nhiệm vụ của bất cứ ai thuộc bất cứ thời đại nào chứ không riêng gì thời kì của Trần Quang Khải

Trả lời bởi Hà Quang Minh