Học sinh chọn và thực hiện một trong hai câu dưới đây:
a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Xung đột chính trong cốt truyện
| Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật | Diễn biến tâm lí nhân vật | Đặc điểm tính cách nhân vật |
1. Thị Mầu lên chùa |
|
|
|
|
2. Xã trưởng – Mẹ Đốp |
|
|
|
|
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện | Đặc điểm, tính cách của nhân vật | Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả | Cảm hứng chủ đạo |
1. Huyện Trìa xử án |
|
|
|
|
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến |
|
|
|
|
a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản
Xung đột chính trong cốt truyện
Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật
Diễn biến tâm lí nhân vật
Đặc điểm tính cách nhân vật
1. Thị Mầu lên chùa
Thị Mầu >< Thị Kính
- Thị Mầu khát vọng tình yêu nồng nhiệt dành cho chú tiểu thị Kính >< Thị Kính: không thể đáp nhận tình cảm của Thị Mầu vì vừa là phận gái giả trai, vừa là người nương mình chốn tu hành
- Thị Mầu: táo tơn, nồng nhiệt, lẳng lơ
- Thị Kính: đoan chính, kín đáo
- Tâm kí của Thị Mầu: ngạc nhiên, mê đắm, liều lĩnh
- Tâm lí của Thị Kính: sợ sệt, bất an
- Thị Mầu: khao khát tình yêu đến lộ liễu, lẳng lơ
- Thị Kính: đoan chính, số phận éo le
2. Xã trưởng – Mẹ Đốp
Mẹ Đốp >< Xã Trưởng
Mẹ Đốp: hiện thân cho người dân bị xem là hèn kém nhưng ứng đáp hoạt bát, thông minh
>< Xã trưởng: hiện thân những kẻ cai trị ở làng xã hách dịch bày đặt những thứ lệ làng “xôi thịt” nhiêu khê
- Mẹ Đốp: lém lỉnh, hài hước, sắc sảo.
- Xã trưởng: ỡm ờ, vừa lọc lõi vừa ngớ ngẩn
- Mẹ Đốp: tự tin, làm chủ tình huống.
- Lí trưởng: ngờ vực, bị động trước tình huống.
- Mẹ Đốp: Người bình dân hoạt bát, thông minh,…
- Xã trưởng: cửa quyền, háo sắc,…
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản
Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện
Đặc điểm, tính cách của nhân vật
Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả
Cảm hứng chủ đạo
1. Huyện Trìa xử án
- Huyện Trìa trong vai trò quan tòa >< Huyện Trìa gã đàn ông háo sắc;
- Những kẻ đại diện cho huyện đường >< những người liên can đến vụ trộm
- Huyện Trìa: hiện thân cho nhiều thói xấu của quan lại, xử án bất minh, thiên vị bất chấp công lí
- Thị Hến: là tòng phạm, ỷ vào nhan sắc, ăn nói đong đưa,…
Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém; hành động lời thoại của nhân vật
Phê phán thói xấu và lối xử kiện mờ ám của quan lại chốn huyện đường
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Thói háo sắc của Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu >< Thị Hến và cạm bẫy do Thị bày ra
- Thầy Nghêu: kẻ đội lốt tu hành, háo sắc;
- Đê Hầu: vì háo sắc sẵn sàng phản thầy
- Huyện Trìa: háo sắc, sợ vợ
Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém, hành động, lời đối thoại của nhân vật
Vạch trần thói háo sắc, dại gái, xấu xa, bỉ ổi của hạng quan lại, đề lại, kẻ đội lốt thầy tu – những kẻ mắc lỡm.