Ôn tập học kì I

TP
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. 

a. Yêu cầu đôi với mỗi kiểu bài

Kể lại một trải nghiệm của bản thân: Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất, giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ, tập trung vào sự việc đã xảy ra, thực hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể

Nêu cảm xúc về một bài thơ: Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả, thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ, nêu các chi tiết  mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ và đánh giá ý nghĩa của chúng đối với sự thể hiện tình cảm của tác giả trong bài thơ, chỉ ra nét độc đáo của bài thơ.

 

Tập làm thơ lục bát: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. Trong dòng sáu dòng tám, tiếng thứ sáu là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc. Thường ngắt nhịp chẵn 2/2/,4/4.

Tả cảnh sinh hoạt: Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, tả bao quát quang cảnh, tả hoạt động cụ thể của con người, sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt, nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt. 

b. Nếu được lựa chọn, em sẽ viết về đề tài tả cảnh sinh hoạt trong gia đình em. 

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua:

– Kể lại một truyền thuyết đã học: Chọn một truyền thuyết phù hợp, kể với giọng trang nghiêm, chuẩn bị tranh ảnh để phần nói thêm hấp dẫn

– Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Tóm lược nội dung và viết thành dạng đề cương, đánh dấu những chỗ cần nhấn  mạnh. Cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ, thể hiện sự tương tác với người nghe.

– Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường: Lựa chọn vấn đề, tìm ý và sắp xếp ý. Nói một cách khái quát nội dung cần trình bày.

Sự giống và khác nhau về mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10:

– Giống nhau: Rèn luyện khả năng nói, thuyết trình cho các em, rèn luyện kỹ năng viết về các kiểu bài khác nhau.

– Khác nhau: Mỗi kiểu bài có một phương thức, đặc điểm về cách viết, cách thuyết minh, trình bày

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

- Tôi và các bạn:

+ So sánh - biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó (chứ không đồng nhất hoàn toàn) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng. Ví dụ: “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc”.

- Gõ cửa trái tim:

+ Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

+ Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Yêu thương và chia sẻ:

+ Thành phần chính của câu có thể là một từ, cũng có thể là một cụm từ. Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Có nhiều loại cụm từ, nhưng tiêu biểu nhất là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

+ Cụm danh từ gồm danh từ và một số từ khác bổ nghĩa cho danh từ. Cụm động từ gồm động từ và một số từ khác bổ nghĩa cho động từ. Cụm tính từ gồm tính từ và một hoặc một số từ khác bổ nghĩa cho tính từ.

- Quê hương yêu dấu:

+ Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.

+ Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.

+ Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Những nẻo đường xứ sở:

+ Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng. Bên cạnh việc dùng để đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại hoặc đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn, dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Trả lời bởi Thanh An
TP