Trong lịch sử tiến hoá của giới Động vật, sự thay đổi môi trường sống từ dưới nước lên cạn đã dẫn đến những thay đổi như thế nào ở cơ quan hô hấp ở các loài động vật? Tại sao một số loài thú (cá heo, cá voi) khi quay lại đời sống dưới nước thì chúng vẫn có khả năng trao đổi khí bằng phổi?
- Sự thay đổi môi trường sống từ dưới nước lên cạn đã dẫn đến sự thay đổi ở cơ quan hô hấp của động vật từ việc lấy O2 hoà tan trong nước (trao đổi khí qua mang) đến việc lấy O2 từ không khí (trao đổi khí qua da, hệ thống ống khí và phổi).
- Một số loài thú (cá heo, cá voi) khi quay lại đời sống dưới nước thì chúng vẫn có khả năng trao đổi khí bằng phổi vì cơ thể chúng có những đặc điểm như: có lỗ mũi (có van đóng, mở) nằm trên đỉnh đầu giúp chúng dễ dàng thở khi toàn thân ngập trong nước; phổi lớn có rất nhiều phế nang; quanh phế quản có hệ thống sụn và cơ vòng phát triển, nâng đỡ, chống lại áp lực khi lặn sâu; lượng oxygen hấp thụ lớn, được lưu trữ ở phổi, máu (trong hemoglobin) và cơ (trong myoglobin), lượng oxygen trong myoglobin được sử dụng khi cá lặn sâu.
Trả lời bởi datcoder