Trình bày các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống.
Trình bày các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống.
Tóm tắt ý kiến, lí lẽ bằng chứng và mục đích của ba văn bản đã học bằng cách hoàn thành bảng:
Văn bản | Ý kiến | Lí lẽ và bằng chứng | Mục đích viết |
Tự học – một thú vui bổ ích |
|
| |
Bàn về đọc sách |
|
|
|
Đừng từ bỏ cố gắng |
|
|
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý điều gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết.
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý:
- Cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để bài văn mạch lạc, rõ ràng.
- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
- Một lí lẽ chặt chẽ, hoàn chỉnh cần nêu được cơ sở và kết luận. Cơ sở chính là căn cứ để người viết đưa ra lí lẽ, thường mở đầu bằng cụm từ “bởi vì…”. Kết luận là điều suy ra được từ cơ sở, thường mở đầu bằng cụm từ “cho nên…”
- Khi triển khai bằng chứng, cần tránh sa đà vào kể, mà phải phân tích bằng chứng và chỉ ra được sự tương quan giữa bằng chứng và lí lẽ bằng cách trả lời câu hỏi: “Bằng chứng này làm sáng tỏ lí lẽ như thế nào?”
Kinh nghiệm:
- Xác định vấn đề bàn luận để bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối.
- Thu thập bằng chứng một cách chính xác.
- Bàn luận vấn đề ở đa khía cạnh.
- Không nên quá dài dòng vào 1 ý kiến.
Trả lời bởi Thanh AnEm hãy trình bày những phép liên kết đã học trong bài.
Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bày nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
Trong quá trình nói, cần lưu ý những điều sau đây khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe:
- Lắng nghe nhận xét, phản bác của người nghe một cách kĩ càng
- Cảm ơn ý kiến của người nghe.
- Phân tích ý kiến của người nghe hợp lí hay không hợp lí chỗ nào.
- Chỉ ra chỗ đúng và chưa đúng của đối phương bằng sự nhẹ nhàng tránh gây hiểu nhầm xung đột.
- Nhờ giáo viên chủ nhiệm tham gia góp ý khi cần giúp đỡ.
Kinh nghiệm:
− Trình bày rõ ràng, mạch lạc ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.
− Tiếp nhận đóng góp, nhận xét của người nghe.
− Tự tin với bài của mình và thể hiện thái độ tích cực trong phần trình bày.
Trả lời bởi Thanh AnEm hãy lập kế hoạch để thực hiện một mục tiêu học tập do mình đề ra, dựa vào mẫu sau:
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Môn học:
Mục tiêu tôi muốn đạt được:
Kế hoạch thực hiện:
Thời gian | Những việc cần làm | Cách thức thực hiện | Kết quả cần đạt |
Từ ...đến ... | ... | ... | ... |
Từ ...đến ... | ... | ... | ... |
... | ... | ... | ... |
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Môn học: Ngữ văn
Mục tiêu tôi muốn đạt được: Điểm tổng kết 9.0
Kế hoạch thực hiện: Mỗi buổi tối.
Thời gian | Những việc cần làm | Cách thức thực hiện | Kết quả cần đạt |
Từ 18h đến 19h | Lĩnh hội kiến thức xã hội | Đọc sách | Tìm được những giá trị mới |
Từ 19h15 đến 20h15 | Làm bài tập về nhà | Làm bài | Hoàn thiện đầy đủ bài tập về nhà |
Từ 20h20 đến 21h | Luyện viết | Viết đoạn văn, bài văn | Cải thiện kĩ năng làm bài tập làm văn |
Từ 21h đến 21h30 | Ôn tập | Ôn tập những đơn vị kiến thức văn học đã học. | Nhớ lại những kiến thức đã học. |
Hãy trình bày ý nghĩa của tri thức đối với cuộc sống của chúng ta.
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với thế giới tri thức càng càng được mở rộng. Về kinh tế, tri thức giữ vai trò rất lớn, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hòa chung trong sự phát triển cả thế giới. Tri thức trở thành một nguồn nhân tố quan trọng, chất xám trở thành ngưỡng năng lượng đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ ít đi, mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Không có ai không học mà lại thành tài cả. Tất cả mỗi người muốn có cuộc sống đủ đầy, muốn nâng cao chất lượng đời sống và muốn sống có ích đều phải học tập. Bởi trí thức mang đến cho ta những hiểu biết thuộc bản chất của các hiện tượng đời sống, giúp ta tìm hiểu sâu về nguồn cội, về quá trình tiến hoá và cả những phát minh vĩ đại trên thế giới.
Trả lời bởi Thanh An
- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Ý kiện, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Trả lời bởi Thanh An