Bài thơ được coi là bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?
Bài thơ được coi là bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?
Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.
Cách lí giải từ “cư” là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ hơn tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Vì “ở” (cư trú) là việc một người sinh sống thường xuyên tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” (cai quản) nghĩa là trông coi và điều khiển về mọi mặt. Trong khi đó, “tuyên ngôn độc lập” là sự tuyên bố độc lập của quốc gia nên sử dụng từ “ngự” (cai quản) sẽ hợp lí và rõ nghĩa hơn.
Trả lời bởi Nguyễn Việt DũngĐể khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?
Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:
- Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản
- Giới phận đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời
Trả lời bởi Nguyễn Việt DũngTheo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?
- Câu thơ cuối cảnh báo quân giặc nhất định sẽ bại trận (chuốc lấy bại vong)
- Bởi vì quân giặc đã xâm phạm nước Nam, tức là xâm phạm sách trời.
Trả lời bởi Nguyễn Việt DũngCâu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Em ấn tượng nhất với câu thơ cuối cùng: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Bởi vì câu thơ đó gợi lên kết cục thất bại thảm hại của quân giặc.
Trả lời bởi Nguyễn Việt DũngEm rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?
Bài học: Nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
“Tuyên ngôn độc lập” là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng