Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?
Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?
Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể thiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.
- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13).
- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: (9), (10), (14), (15).
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeTìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.
- Độ dài của tục ngữ: thường chỉ từ một đến hai câu, ngắn gọn, thường có số tiếng chẵn.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeTính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?
- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:
+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)
+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)
+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:
Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: "gió heo may" và "chuồn chuồn bay" đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; "thì bão" là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.
Người sống hơn đống vàng: "người sống" và "đống vàng" là đối tượng so sánh, "hơn" là từ so sánh.
- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeTrong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?
- Trong 15 câu tục ngữ ở trên, trừ câu (14), các câu còn lại đều có gieo vần.
- Việc gieo vần như vậy có tác dụng giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeSuy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.
- Những câu tục ngữ đều có nét chung là ngắn gọn, cô đọng, dễ nhớ dễ thuộc.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeTheo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?
- Vì tục ngữ là những điều đã được đúc kết, sử dụng tục ngữ sẽ làm cho câu nói súc tích, đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeKhi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.
- Khi trò chuyện với người khác, đã có lúc em dùng tục ngữ. Trong lúc đi chơi với bố mẹ em cảm thấy rất thích thú và học được nhiều điều. Em đã nói với bố mẹ rằng đúng là con được “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeTheo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.
- Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là về thiên nhiên, kinh nghiệm lao động và cuộc sống xã hội, cách ứng xử giữa người với người.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeCâu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.
- Câu tục ngữ số (15) trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.
- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:
(1) Đói thì ăn ráy ăn khoai
Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng
(2) Làm trai lấy được vợ hiền
Như cầm đồng tiền mua được miếng ngon
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
- Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề:
+ Kinh nghiệm tự nhiên.
+ Cách ứng xử.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le