5. Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ để thể hiện cảm hứng ấy
5. Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ để thể hiện cảm hứng ấy
6. Nhận xét về vai trò của nhịp và vần trong bài thơ?
Khi đọc toàn bộ bài thơ, ta có thể thấy vần và nhịp trong bài khá tự do, không theo một quy tắc nhất định. Chính sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần ấy giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.
Trả lời bởi Thanh An1. Xác định bố cục bài thơ
- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Sự ngạc nhiên của chủ thể trữ tình khi lần đầu đặt chân đến Hương Sơn.
- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp của khung cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.
- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc của chủ thể trữ tình sau khi tham quan cảnh đẹp Hương Sơn.
Trả lời bởi Thanh An4. Phân tích diễn biến,tình cảm ,cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ
Diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ:
- 4 câu thơ đầu: Khi lần đầu đặt chân đến đệ nhất động, chủ thể trữ tình có tâm trạng phấn khích, hồ hởi.
- 14 câu thơ tiếp theo: Chủ thể trữ tình miêu tả, cảm nhận một cách tinh tế, chắt lọc, nhạy cảm trước cảnh sắc tuyệt thế nơi đây. Chủ thể trữ tình so sánh với những hình ảnh mĩ lệ, đẹp đẽ để thêm phần nhấn mạnh cảnh sắc tại Hương Sơn, quả là đệ nhất động.
- 5 câu cuối: Bày tỏ tình yêu thiên nhiên cũng chính là bày tỏ tình yêu quê hương đất nước. Qua vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ, tuyệt thế ấy khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên “Càng trông phong cảnh càng yêu”.
Trả lời bởi Thanh An2. Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ
Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn dược gợi tả qua các đoạn thơ: họa hình, long lanh, thăm thẳm, lối uống thang mây, đệ nhất động.
Trả lời bởi Thanh An3. Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bai thơ
- Số tiếng trong mỗi dòng không đồng nhất: câu 15 (7 tiếng), câu 16 (8 tiếng), câu 17 (7 tiếng), câu 18 (8 tiếng), câu 19 (6 tiếng) à có sự xen kẽ số tiếng ở câu 15 – 18.
- Cách gieo vần không có định, tự do, có gieo vần “ay” ở “đây” và “tay”.
- Cách ngắt nhịp tự do.
- Cách kết thúc bài thơ sử dụng cấu trúc “càng...càng” à chủ thể trữ tình muốn bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình trước phong cảnh Hương Sơn.
Trả lời bởi Thanh An1. Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn
- ''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một cảm xúc mong ngóng, háo hức, chờ đợi bao lâu cuối cùng cũng đạt thành.
- Thể hiện cảm xúc mong ước tột cùng của tác giả.
Trả lời bởi Thanh AnHãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở
Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh non nước hữu tình của nó. Nếu để máy quay trên cao nhìn xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay Tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những hình dáng uốn lượn của nước, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bàn tay người nghệ nhân. Hòn đảo như hình người đang ngóng về đất liền kia là hòn Đầu Người, đảo giống như ngư ông đang ngồi đánh cá kia là hòn Lã Vọng, đảo như cánh buồm đang vươn gió ra khơi kia là hòn Cánh Buồm, và đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,...
Trả lời bởi Thanh An2. Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này ?
''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một cảm xúc mong ngóng, háo hức, chờ đợi bao lâu cuối cùng cũng đạt thành.
Trả lời bởi Thanh An3. Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng ,hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ ?
Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn, chính là tác giả. Tác giả đưa cảm xúc của mình vào bài thơ như một lời dẫn để nói về phong cảnh Hương Sơn. Xuyên suốt bài thơ là là hình ảnh, vẻ đẹp của Hương Sơn kèm theo những xúc cảm, suy niệm của Chu Mạnh Trinh.
Trả lời bởi Thanh An
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.
+ Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình (thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây).
+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt).
+ Sử dụng liên tiếp ba cặp từ láy (non non, nước nước, mây mây).
+ Sử dụng câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của chủ thể trữ tình (Càng trông phong cảnh càng yêu).
=> Tất cả góp phần miêu tả vẻ đẹp nơi Hương Sơn phong cảnh hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, rõ rệt. Từ đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tình cảm của chủ thể trữ tình khi được đặt chân đến nơi đây.
Trả lời bởi Thanh An