1.Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn.
Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả?
1.Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn.
Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả?
1.Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.
2. Hãy kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Câu 1:
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Câu 2:
- Một số con sông địa phương: sông Đồng Nai, sông Đại Nga,..
Giới thiệu:
Sông Đại Nga thuộc thôn Đại Nga, xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Là một con sông tự nhiên trải dài trên 10km. Con sông có màu nước khá trong vì người dân biết bảo vệ môi trường nước. Với nguồn nước quanh năm dồi dào, con sông (đã )cung cấo đủ nước tưới cho cây cà phê vào mùa khô. Bắc ngang con sông là cầu Đại Nga. Cầu Đại Nga được xây dựng trên tuyến đường quốc lộ 20 vào đầu thế kỉ XXI. Nếu có dịp đến Bảo Lộc, các bạn hãy ghé thăm sông Đại Nga.
Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt2. Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả đã diễn tả ấn tượng bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?
Trong đoạn văn (từ đầu đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng sông nước Cà Mau. Ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp (thể hiện qua các từ ngữ có tính cường điệu: kênh rạch càng bủa giăng chi chít, trên thì… dưới thì… chung quanh… cũng chỉ…). ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác – đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và …tiếng rì rào bất tận… của rừng, của sóng. ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.
3. Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, cho em thấy các địa danh ở nơi đây được đặt tên rất giản dị và gần gũi với thiên nhiên. Những địa danh đó gợi ra sự trù phú và vẻ đẹp mộc mạc của thiên nhiên ở vùng Cà Mau.
Trả lời bởi Dương Nguyễn4. Em hãy đọc kỹ đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi trèo thoát qua đến sương mù và khói sóng ban mai và trả lời các câu hỏi sau:
a/ Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b/ Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt hay không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này.
c/ Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.
a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:
- Dòng sông Năm Căn mênh mông.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Con sông rộng hơn ngàn thước.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...
c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.
Trả lời bởi Kinder5. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
-Sự tấp nập, đông vui, trù phú: túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, những bến vận hà nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè đêm ánh đèn măng- sông chiếu rực,...
-Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền lại với nhau là có thể mua bán đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là nơi hội tụ đông vui của những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau,...
Trả lời bởi Kiêm Hùng6. Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Cà Mau - mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ Quốc, là một nơi có cảnh quan thiên nhiên thật hùng vĩ, hoang sơ nhưng đầy sức sống. Nổi bật là những mạng lưới sông ngòi dày đặc, rừng đước bạt ngàn và cả chợ Năm Căn tấp nập, đông vui. Con người Cà Mau vừa hiếu khách vừa cởi mở, mộc mạc và chất phác. Tất cả những điều đó đã tạo ra một vùng đất Cà Mau có những sắc màu đặc biệt, gây ấn tượng cho khách tham quan về cảnh đẹp thiên nhiên và cả về con người nơi đây.
Trả lời bởi Dương Nguyễn