Hướng dẫn soạn bài Phó từ

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Câu 1: Các phó từ được in đậm:

Đoạn trích a:

- Đã đến, đã cởi bỏ, đã về, đương trổ: bổ sung quan hệ thời gian.

- Cũng sắp về, cũng sắp có, lại sắp buông tỏa: cũng, lại - bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự; sắp – bổ sung quan hệ thời gian.

- Đều lấm tấm: bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

- Buông tỏa ra: bổ sung quan hệ kết quả và hướng.

- Không còn ngửi: không - bổ sung quan hệ phủ định; còn – bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

Đoạn trích b:

- Đã xâu: bổ sung quan hệ thời gian.

- Xâu được: bổ sung quan hệ kết quả.

Câu 2: Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

– Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.

– Tác dụng của các phó từ:

Cụm từ "ở ngay phía cửa hang": chỉ hướng.

Các từ "bất ngờ, quá": chỉ mức độ.

Từ "không kịp": chỉ khả năng.

Các từ "vừa, ngay, đã, vẫn đang": chỉ quan hệ thời gian.

Trả lời bởi Trần Võ Lam Thuyên
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
1. Đó là các phó từ: a. Lắm b. Đừng (trêu) vào c. Không ; đã ; đang. 2. Điền các phó từ đã tìm thấy:

STT

Phó từ đứng trước

Phó từ đứng sau

1

Chỉ quan hệ thời gian

Đã, đang

2

Chỉ mức độ

Thật, rất, lắm

3

Chỉ sự tiếp diễn tương tự

Cũng, vẫn

4

Chỉ sự phủ định

Chưa, không

5

Chỉ sự cầu khiến

Đừng

6

Chỉ kết quả và hướng

Ra

7

Chỉ khả năng

Được

3. Kể thêm một số phó từ:

(1) Sẽ, từng…

(2) Hơi, khí, cực kì, quá…

(3) Đều, ử, lại, mãi…

(4) Chẳng…

(5) Hãy, chớ…

Trả lời bởi Trần Võ Lam Thuyên
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Câu 1:

– Các cụm từ: đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố, vẫn chưa thấy có người nào, thật lỗi lạc; soi gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng.

– Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra (những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng.

Câu 2: Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.

Soạn bài: Phó từ | Soạn văn lớp 6

Trả lời bởi Trần Võ Lam Thuyên