Hướng dẫn soạn bài Lòng yêu nước - I-li-a Ê-ren-bua

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Câu 1. Nêu đại ý của bài văn.

(Bài văn lí giải ngắn gọn cội nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi: tình yêu gia đinh, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. )
Câu 2

(a. Đoạn này tập trung lí giải về ngọn nguồn của lòng yêu nước.

Câu mở đầu là nhận định của tác giả rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất...

Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

b. Trình tự lập luận của đoạn văn theo trình tự: tổng hợp - phân tích - tổng hợp (luận đề - luận điểm - luận kết).

- Câu mở đầu nêu nhận định chung về lòng yêu nước.

- Phần tiếp theo chứng minh ý của câu mở đầu qua tình yêu và nỗi nhớ những sự vật, sự việc cụ thể của quê hương của những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân nhận ra vẻ đẹp độc đáo và quen thuộc của quê hương mình. Điểu này được minh hoạ bằng một loạt hình ảnh thể hiện nét đẹp tiêu biểu của mỗi vùng quê trên đất nước Nga. Từ đó dẫn đến một quy luật, một chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà. yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu. Tổ quốc.

Nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước đặt ra ở câu mở đầu đã được chứng minh và nâng cao thành một chân lí ở cuối đoạn văn. )

Câu 3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô-viết à mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó.

(a. Khi phải sống xa quê hương, nỗi nhớ càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗi người. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt, mỗi chiến sĩ Hồng quân đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình.

b. Đề nói đến vẻ đẹp của đất nước Liên Xô rộng lớn, tác giả đã lựa chọn và miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng quê khác nhau. Từ miền cực Bắc nước Nga đến miền núi phía Tây Nam

thuộc nước Cộng hoà Gru-đi-a, những làng quê êm đềm xứ U-crai-na, từ thủ đô Mát-xcơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng,... ở mỗi nơi, tác giả nhấn mạnh vài hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp độc đáo của nơi đó.

Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn rực rỡ, lung linh và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của con người quê hương: Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hổng và tiếng “cô nàng ” đùa gọi người yêu. Hay: Người xứ U-crai-na nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bàng lặng của trưa hè vàng ánh... Người ở thành Lê-nin-grẩt... nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga... Người Mát-xcơ-va nhó như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, Đềrồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Krem-li, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai. Như vậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù miền núi hay đổng bằng, dù nông thôn hay thành thị... đểu ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. )

Câu 4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chẵn lí ấy, ghi lại và học thuộc.

(Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nó là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước. )

Trả lời bởi Phan Thùy Linh
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Cần lựa chọn những nét độc đáo riêng để giới thiệu, ví dụ: một danh lam thắng cảnh, một nghề truyền thống, một món ăn dân dã, một vị danh nhân, tính cách con người,..



Trả lời bởi Quang Duy