Hịch tướng sĩ

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt”): tác giả nêu ra các gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

- Đoạn 2 (từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Đoạn 3 (từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ.

- Đoạn 4 (từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch:

+ Tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng.

+ Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

- Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng cho tấm gương trung nghĩa thuở trước, nhắc nhở binh sĩ về chân lí: những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Lí lẽ:

+ Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

+ Ta thường tới bữa quên ăn,… ta cũng cam lòng.

- Dẫn chứng:

+ Thác mệnh Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.

+ Các ngươi không có mặc thì ta cho áo,… chẳng kém gì.

Trả lời bởi Time line
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích:

+ Thể hiện sự căm phẫn, giận dữ trước cảnh giặc xâm lược ngang nhiên cướp bóc dân ta.

+ Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Lí lẽ:

+ Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

+ Ta thường tới bữa quên ăn,… ta cũng cam lòng.

- Dẫn chứng:

+ Thác mệnh Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.

+ Các ngươi không có mặc thì ta cho áo,… chẳng kém gì.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nguyễn Văn Lập giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu.

- Tì tướng Xích Tu Tư xông vào chỗ lam chướng xa xôi nghìn trùng, đánh bại quân Nam Chiếu trong vài tuần khiến cho quân trưởng đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng thơm.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

- Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta:

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Phùng Hưng, Ngô Quyền,…

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng.

- Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

- Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng