Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ngôi kể trong truyện là ngôi thứ ba.

- Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật Liên – một cô bé mới lớn, giàu lòng trắc ẩn và rất tinh tế. Việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ấy khiến cho tác giả có thể đi sâu khai thác tâm trạng và cảm xúc, sự biến đổi tinh tế trong suy nghĩ của nhân vật.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. “An Liên lặng lẽ ngước mắt nhìn các vì sao” - “Hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh lẫn với những vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây”. 

→ Chính Thạch Lam đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối. Ánh sáng của những vì sao và những con đom đóm không đủ sức xóa đi màn đêm. Vũ trụ cứ “ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất”

b. Phố huyện lúc chuyến tàu đêm qua:

  – Hình ảnh con tàu được lặp lại 10 lần trong tác phẩm.

– Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của hai chị em Liên:

+ Chuyến tàu còn gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ tươi đẹp của hai chị em: “Một Hà Nội xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.

→ Chuyến tàu trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hai chị em Liên. Nó biểu tượng cho một cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nhưng nó đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, bế tắc.

→ Qua tâm trạng đợi tàu của Liên, Thạch Lam như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, bế tắc ấy hãy cố vươn tới điều gì đó tốt đẹp hơn.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Điểm nhìn của nhân vật Liên.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian tuyến tính (trước – sau). Theo đó truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể phần làm ba cảnh: Cảnh chiều xuống (chợ tàn), cảnh đêm về và cảnh đêm khuya. 

- Cảnh chiều xuống (đoạn 1, 2 ): Trong đoạn này nhà văn tập trung miêu tả cảnh chợ tàn nơi phố huyện, một phiên chợ nghèo của một vùng quê nghèo. 

- Cảnh đêm về (đoạn 3) miêu tả phố huyện đêm về với một số hoạt động bán hàng, trò chuyện của các cư dân phố huyện. 

- Cảnh đêm khuya (đoạn 4, 5) tái hiện lại cảnh đoàn tàu đến và không gian tĩnh lặng của phố huyện khi con tàu đi qua. 

→ Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của cô bé Liên, một cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm. Điều này đã làm nên chất trữ tình cho chuyện. Tâm trạng của Liên được miêu tả gắn liền với không gian phố huyện: Buồn man mác, mơ hồ khó hiểu trước bức tranh cuộc sống nghèo phố huyện lúc chiều xuống; buồn khắc khoải trong cảnh chờ đợi một điều gì tốt đẹp hơn; buồn thấm thía khi chuyến tàu đi qua.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Trước khi tàu đến, An dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn dặn dò chị nhớ gọi mình để kịp nhìn thấy tàu qua.

Liên chăm chú để ý đến từng dấu hiệu của con tàu: “ngọn lửa xanh biếc”, “tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. 

→ Cả hai chị em đều mong mỏi chuyến tàu đến, không dám chậm trễ một giây phút nào. Đó là niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em. Niềm háo hức ấy như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày nơi phố huyện.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Liên là cô bé rất khéo léo, dù nhỏ tuổi nhưng em đảm đang và ra dáng người chị cả. Cô bé tháo vát trong công việc nhà và luôn chu toàn trong mọi việc. Ở Liên có tấm lòng nhân ái và thương yêu động vật. Cô đã có cảm giác động lòng thương khi thấy các đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ đang tìm kiếm những thứ có thể dùng được để sống qua ngày. An là một người em trai năng động và quan tâm đến những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Phương tây đỏ rực lửa cháy

- Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

- Dãy tre làng đen lại

- Tiếng muỗi vo ve 

- Tiếng trống thu không 

- Cảnh chiều tàn mang một nét đặc trưng của miền quê Việt Nam

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Có thể thấy tâm trạng khi chờ đợi điều quan trọng sẽ là cảm giác háo hức, mong chờ, hồi hộp và vui sướng khi nhìn thấy, chạm thấy điều quan trọng đó. 

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cảnh buôn bán gợi ra một đời sống cực khổ của người dân nơi phố huyện: bé nhỏ, tội nghiệp, ai cũng sống một cách âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ. Ngày nào cũng vậy, những hoạt động của họ lặp đi lặp lại không có hồi kết, không có sự khác lạ.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tóm tắt:

Liên và An là hai chị em được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một Phố huyện nghèo. Trước đây gia đình Liên và an sống ở Hà Nội, do cha bị mất việc nên cả nhà phải chuyển về sống ở phố huyện nghèo. Mẹ của Liên làm nghề hàng xáo, hàng ngày Liên quan sát những gì xảy ra xung quanh. Liên thấy những đứa trẻ nhà nghèo bên chợ đi nhặt nhạnh những thứ có thể dùng được do người đi chợ bỏ lại. Liên đã chứng kiến cuộc sống vất vả, nghèo túng của mẹ con chị Tí, của gia đình bác Xẩm, của bà cụ Thi, của bác phở Siêu và cũng như nhiều người dân lam lũ tại Phố huyện. Hai chị em Liên và An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dần, im tiếng trong trời đêm. Và khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối.

- Về cốt truyện: truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm ê a, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyến tàu đêm đi qua... Truyện không có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, biến cố nó chỉ là diễn biến theo thời gian.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le