Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý cách nên vấn đề của tác giả.
Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý cách nên vấn đề của tác giả.
Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề gì?
- Ngay mở đầu phần 2, tác giả đã đặt ra hàng loạt câu hỏi như: “Trong lúc bạn phát ngôn và cả sau đó, bạn có ý thức được lời phê bình của mình đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào không?”; “Bạn có nhanh chóng đáp trả bằng một nhận xét đầy ác ý sau khi bị người khác chỉ trích không?”
=> Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề không nên gây tổn thương cho người khác bằng lời nói.
Trả lời bởi Thanh AnCâu 3 (trang 102, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác.
Cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác: Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép hay đôi môi trễ xuống… bộc lộ cảm xúc thật.
Trả lời bởi Thanh AnCâu 4 (trang 102, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nhận biết các lí lẽ và dẫn chứng của người viết.
- Lí lẽ: Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
- Bằng chứng: Ba ba to bằng cái nìa, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi
Trả lời bởi Thanh AnCâu 5 (trang 102, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Theo tác giả, thế nào là “thô lỗ”?
Theo tác giả: “Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta đều đồng nghĩa với thô lỗ. Thô lỗ gây tổn hại tinh thần cho những người liên quan trong mối tương tác"”
Trả lời bởi Thanh AnCâu 6 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý cách lí giải: “Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ”?
Cách lí giải: "Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ" đầy sức thuyết phục, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
- Lí lẽ: vì chúng ta bị sao nhãng
+ Bằng chứng: đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác
- Lí lẽ: sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an
+ Bằng chứng: Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không thấy cảm giác thật của mình...
Trả lời bởi Thanh AnCâu 7 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nội dung “cam kết” ở phần này là gì?
Nội dung “cam kết” ở phần này bao gồm:
- Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng.
- Mỗi ngày đừng gây tổn thương cho ai là một phương pháp thực hiện nguyên tắc quan trọng trên.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeCâu 8 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả gì?
- Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả:
+ Chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất lẫn tinh thần
+ Chúng ta sẽ không phải đoán già đoán non liệu hành động của mình gây ra tác động hay hậu quả thế nào với người khác
+ Mỗi ngày có một dòng chảy mới hứa hẹn đem đến hạnh phúc và bình yên cho chúng ta
Trả lời bởi Thanh AnCâu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Em hiểu nhan đề Đừng gây tổn thương như thế nào?
Nhan đề Đừng gây tổn thương được em hiểu như là một lời khuyên nhủ đến với với chúng ta trong cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống.
Trả lời bởi Thanh AnCâu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chỉ ra mối quan hệ giữa phần mở đầu và hai phần sau trong văn bản.
Mối quan hệ giữa phần mở đầu và hai phần sau trong văn bản:
Phần mở đầu dẫn ra vấn đề rằng chúng ta khó để biết được mình đã gây tổn thương cho người khác chưa, các phần sau hướng dẫn ta cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác và nêu ra hiệu quả của việc không làm tổn thương người khác.
Trả lời bởi Thanh An
Tác giả nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi “Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương ư?”, sau đó phân tích, dẫn dắt người đọc vào vấn đề cần bàn luận.
Trả lời bởi Thanh An