Đọc: Thực hành Tiếng Việt

ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Phó từ chưa bổ sung ý nghĩa cho động từ gieo

b. Phó từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ thì thầm

c. Phó từ vẫn bổ sung ý nghĩa cho động từ còn

Phó từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ vơi

Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa cho động từ bớt

d. Phó từ lắm bổ sung ý nghĩa cho tính từ tiến bộ

đ. Phó từ vẫn bổ sung ý nghĩa cho động từ giúp

e. Phó từ đều bổ sung ý nghĩa cho tính từ vô ích

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ lớn

b. Phó từ đã bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ về

c. Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự cho động từ cho

d. Phó từ quá bổ sung ý nghĩa về mức độ cho tính từ quen

Phó từ được bổ sung ý nghĩa về khả năng cho động từ xa rời

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Trời tối quá.

Nhận xét:

Sự khác nhau: câu đã mở rộng mang nghĩa và cảm xúc nhiều hơn câu chưa mở rộng.

b. Nhiều bọn trẻ đá bóng ngoài sân.

Nhận xét:

Sự khác nhau: câu đã mở rộng cho biết cụ thể hơn chủ ngữ của câu so với câu chưa mở rộng.

Trả lời bởi Đỗ Tuệ Lâm
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

BPTT:

- Nhân hóa: "thì thầm" và "ghé tai"

Tác dụng: 

+ Làm cho hình ảnh "mầm" trở nên sinh động hóa như con người, câu thơ tăng giá trị gợi hình gợi cảm làm hấp dẫn người đọc hơn.

Trả lời bởi Đỗ Tuệ Lâm
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nếu thay đổi từ “phả” bằng từ “toả” hay “quyện” sẽ làm thay đổi nội dung câu thơ rất lớn:

+ Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng – theo từ điển của Hoàng Phê) là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại.

+ “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận.

à Khi dùng từ “phả”, tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu. Mà điều này sẽ mất đi nếu dùng hai từ kia.

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.

- Vì:

+ Toàn bộ khổ thơ miêu tả sự chuyển mình vừa mơ hồ vừa tinh tế của thiên nhiên, cảnh vật khi sang thu.

+ Sự tương đồng về ý nghĩa với từ “chùng chình” (cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian).

à Từ “dềnh dàng” với nét nghĩa này sẽ gợi tả dòng sông khi sang thu không còn cuồn cuộn gấp gáp như mùa hè mưa lũ mà chậm chạp, thong thả trôi. Đồng thời, cũng gợi cảm giác dòng sông như mang tâm trạng của con người, đang lắng lại, suy nghi trầm tư về những trải nghiệm đã qua.

Trả lời bởi Thanh An