Tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn được thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu câu văn, biện pháp nghệ thuật so sánh, …?
Tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn được thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu câu văn, biện pháp nghệ thuật so sánh, …?
Chú ý những biện pháp nghệ thuật miêu tả sự thất bại của giặc.
- Nghệ thuật liệt kê:
“Đô đốc Thôi Tụ....Xương Giang, Bình Than”
- Nghệ thuật nói quá
“thây chất đầy đường”, “máu trôi đỏ nước”, “thây chất đầy núi”, “cỏ nội đầm đìa máu đen”, “nước sông nghẹn ngào tiếng khóc”
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeChú ý việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.
Đem lại giọng điệu vừa trang trọng, vừa thân tình tha thiết, giúp người đọc cảm nhận được tấm lòng của vị chủ tướng.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeCách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có gì khác với khi nói về giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa?
- Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa: những câu văn ngắn, làm nổi bật tình cảnh và số phận đất nước, con người, giọng điệu căm thù giặc, thiết tha tinh thần chiến đấu
- Khi miêu tả chiến thắng của ta và thất bại của giặc: dùng những câu văn dài, diễn tả niềm vui sướng trào dâng, sự hả hê khi đánh bại kẻ thù
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeNghĩa quân đã gặp những khó khăn nào và điều gì đã giúp họ vượt qua?
- Khó khăn: ít nhân lực chiến đấu “trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như chốn bể khơi”
- Động lực: tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chiến đấu “nhân dẫn bốn cõi một nhà”, “tướng sĩ một lòng phu tử".
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeChú ý giọng điệu, nghệ thuật đối lập ở đoạn cáo trạng và hệ thống hình ảnh, cách nêu chứng cứ để kết tội kẻ thù.
- Giọng điệu: căm phẫn
- Hệ thống hình ảnh, cách nêu dẫn chứng: chân thực, giàu sức tạo hình, diễn tả chân thực nỗi bi thương, cùng khổ của nhân dân: “nướng dân đen, vùi con đỏ, người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán tha cá mập thuồng luồng, ....”
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeChỉ ra ý chính của đoạn văn và tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu.
- Ý chính: tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
- Nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu giúp đem lại sự cân xứng, nhịp điệu cho bài cáo, làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đại cáo bình Ngô: Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi, 1427, sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo, trịnh trọng tuyên bố trước toàn dân cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân Minh xâm lược đã toàn thắng, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt. Đại cáo bình Ngô được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn” (áng văn hùng trảng muôn đời), là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc”.
Bài Đại cáo được viết bằng văn biển ngẫu, bố cục gồm bốn phần.
- Các em đọc kĩ Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và chú ý những thông tin chính quan trọng trong sách giáo khoa.
+ Bài Đại cáo được viết bằng văn biển ngẫu, bố cục gồm bốn phần.
+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa
+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.
+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeNhững tư tưởng, sự việc khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo?
- Tư tưởng nhân nghĩa
- Chân lý về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của Đại Việt
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeNhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công ở đây có gì đặc biệt?
- Nhịp điệu nhanh, nhằm diễn tả không khí chiến đấu hào hùng cùng những chiến thắng dồn dập của ta.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
- Nghệ thuật nói quá nhằm làm nổi bật sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”
- Ngôn từ: mạnh mẽ, giàu sức biểu đạt
- Nhịp điệu: nhanh, dứt khoát
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le