Củng cố, mở rộng

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

2

Nhân vật

Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

3

Cốt truyện

Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

4

Lời kể

Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

5

Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ví dụ một số dị bản của truyền thuyết “Thánh Gióng”: 

+ Bản kể trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đổng Chi. 

+ Bản kể trong sách “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1 – văn học dân gian” do Phong Châu kể. 

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện “Thánh Gióng” 

Chuyện Phù Đổng Thiên Vương

 “Sáu đời Hùng vận vừa suy,

Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.

 Làng Phù Đổng có một người,

Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.

 Những ngờ oan trái bao giờ,

Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.

 Nghe vua cầu tướng ra quân,

Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.

 Lời thưa mẹ dạ cần vương,

Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.

 Sứ về tâu trước thiên đình,

Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.

 Trận mây theo ngọn cờ đào,

Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.

 Áo bào cởi lại Linh San,

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

 Đền thiêng còn dấu cố viên,

Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây.”

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”) 

Hay: 

 “Nhớ xưa thứ sáu Hùng Vương

Hai mươi tám tướng, tướng cường nữ nhung

 Xâm thượng cậy thế khoe hùng

Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh.

 Trời cho thánh tướng giáng sinh

Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay

 Mới lên ba tuổi thơ ngây

Nghe vua cầu tướng ngày rày ra quân

 Gọi sứ phán bảo ân cần

Roi vàng ngựa sắt đề binh tức thì

 Thánh vương khi ấy ra uy

Nửa chiều sấm sét, tức thì giặc tan.

 Áo nhung cởi lại Linh San

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

 Giúp vua dẹp nước đã yên

Quốc dân hương lửa ức niên phụng thờ.”

(Bài hát dân gian Hội Gióng)

- Tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” 

Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

 “Lại nghe trong thủa Lạc Hùng

Mị Châu có ả tư phong khác thường,

 Gần xa nức tiếng cung trang.

Thừa long ai kẻ đông sàng sánh vai?

 Bỗng đâu vừa thấy hai người,

Một Sơn Tinh với một loài Thủy Tinh,

 Cầu hôn đều gửi tấc thành,

Hùng Vương mới phán sự tình một hai.

 Sính nghi ước kịp ngày mai,

Ai mau chân trước, định lời hứa anh.

 Trống lầu vừa mới tan canh,

Kiệu hoa đã thấy Sơn Tinh chực ngoài.

 Ước sao lại cứ như lời,

Xe loan trăm cỗ đưa người nghi gia.

 Cung đàn tiếng địch xa xa,

Vui về non Tản, oán ra bể Tần.

 Thủy Tinh lỡ bước chậm chân,

Đùng đùng nổi giận, đem ân làm thù.

 Mưa tuôn gió thổi mịt mù,

Ào ào rừng nọ, ù ù núi kia,

 Sơn thần hỏa phép cũng ghê,

Lưới giăng dòng Nhị, phen che ngàn Đoài.

 Núi cao sông cũng còn dài,

 Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”) 

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hội thi đặt tên là hội khỏe Phù Đổng vì:

- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.

 - Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng