Bìa 7. Thích ứng với thay đổi

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Thay đổi trong cuộc sống: vào cuối mùa đông - đầu mùa xuân, thời tiết không quá lạnh, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Vì vậy, vào khoảng thời gian này, em và người thân trong gia đình thường hay mắc các bệnh như: cảm cúm, ho, đau mắt đỏ, viêm da,…

- Cách ứng xử: chủ động phòng chống dịch bệnh, thông qua một số biện pháp, như:

+ Ăn uống đủ chất.

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Giữ nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh môi trường.

+ Tránh tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh.

+ Thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhất khi mắc bệnh.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Tình huống 1: Mẹ Liên phải nghỉ việc ở công ty => hoàn cảnh gia đình sẽ không thể như trước được nữa

Tình huống 2: Gia đình Vân buộc phải chuyển chỗ ở do sợ sạt lở đất => cuộc sống bị xáo trộn, gặp nhiều khó khăn

Tình huống 3: Gia đình anh K gặp biến cố => Anh K buộc phải vừa học tập vừa chăm lo cho gia đình

b. Các thay đổi khiến các nhân vật buộc phải thích nghi, vượt qua những khó khăn bước đầu

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Để thích ứng với sự thay đổi, em cần phải trau dồi kỹ năng quản lý bản thân, quản lý cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp

b. Trước tiên, hãy gạt bớt nỗi buồn, sự mất mát ra khỏi tâm trí mình, phải vực dậy tinh thần, tập quen với sự thay đổi

c. Giúp chúng ta chủ động trước mọi tình huống, thích nghi dễ dàng với cuộc sống

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
STTLĩnh vựcNhững khả năng có thể xảy ra
1Môi trường tự nhiênĐộng đất, thiên tai, sạt lở
2Gia đìnhChuyển công tác, chuyển chỗ ở, bệnh tật
3Tác động của KHCNBiến đổi của công nghệ, công nghệ hiện đại
4Yếu tố tâm sinh lí lứa tuổiDậy thì, yêu đương, thiếu thốn tình cảm
Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

♦ Tình huống a.

- Thay đổi được đề cập đến trong tình huống này là: thay đổi đến từ gia đình. Cụ thể: khi bố mẹ em phải chuyển đổi công việc (do đất nông nghiệp bị thu hồi), thì nguồn thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút.

- Tư vấn cách ứng phó: em sẽ khuyên bố mẹ, nên:

+ Giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng.

+ Khu công nghiệp mới được thành lập, sẽ có nhiều công ty được mở ra, do đó: bố mẹ có thể tìm hiểu và nộp hồ sơ ứng tuyển vào các công ty/ ngành nghề khác phù hợp với khả năng. Trong trường hợp chưa tìm được công ty/ ngành nghề phù hợp mang tính ổn định, lâu dài; bố mẹ vẫn có thể tham gia thực hiện một số công việc thời vụ để có thêm thu nhập, ví dụ như: khuân vác hàng hóa; nhân viên giao hàng,…

♦ Tình huống b.

- Thay đổi được đề cập đến trong tình huống này là: thay đổi đến từ gia đình. Cụ thể: hoàn cảnh sống của anh em N có sự xáo trộn do bố mẹ N đi làm ăn xa.

- Tư vấn: hai anh em N cần:

+ Bình tĩnh và thấu hiểu nỗi vất vả cũng như sự yêu thương của bố mẹ dành cho mình.

+ Luôn cố gắng học tập, rèn luyện; ngoan ngoãn, nghe lời và chăm chỉ phụ giúp ông bà các công việc nhà.

+ Khi nhớ bố mẹ, hai bạn có thể: viết nhật kí hoặc gọi điện thoại để trò chuyện với bố mẹ,…

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: trong cuộc sống, có rất nhiều thay đổi có thể xảy ra với bản thân và gia đình. Đó có thể là những thay đổi tiêu cực, nhưng cũng có thể là thay đổi mang tính tích cực, ví dụ: nguồn thu nhập của gia đình tăng lên; hoặc sự xuất hiện của các thành tựu khoa học - công nghệ khiến cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn,…

- Ý kiến b. Không đồng tình, vì: Khi thay đổi xảy ra, chúng ta cần trang bị những kĩ năng để thích ứng với sự thay đổi. Thích ứng với thay đổi giúp chúng ta vượt qua được sự thay đổi của hoàn cảnh; sống phù hợp với hoàn cảnh; không ngừng tự hoàn thiện và phát triển bản thân.

- Ý kiến c. Đồng tình, vì: những sự thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống đôi khi cũng là cơ hội, động lực để chúng ta rèn luyện bản thân và trưởng thành.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những để cách vượt qua sự sợ hãi, bi quan khi đối mặt với những thay đổi bất lợi:

Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu. Ví dụ: Anh K ước mơ trở thành nghệ sĩ Piano và đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng không may, một tai nạn xảy ra khiến anh bị chấn thương ở tay và không thể chơi đàn được nữa. anh K rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình. Sự cố tai nạn là một biến cố lớn trong cuộc đời anh K khiến ước mơ trở thành nghệ sĩ piano của anh không thể thực hiện. Anh rất đau khổ và khó chấp nhận điều này. Tuy nhiên, sau khi bình tâm suy nghĩ, anh hiểu rằng việc bị hỏng đi đôi bàn tay là sự thật không thể thay đổi được. Dù anh dằn vặt, đau khổ thì điều đó đã xảy ra và đôi tay của anh không thể bình phục được như cũ.

Giữ bình tĩnhVí dụ: Trong trường hợp anh K, mặc dù rất đau khổ nhưng anh đã cố gắng dành thời gian suy nghĩ để chấp nhận sự thật, lắng nghe ý kiến của những người xung quanh và tìm hiểu về những người đã vươn lên từ hoàn cảnh bất hạnh để tìm hướng đi mới cho tương lai.

+ Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Ví dụ: Sau khi bình tĩnh suy xét, anh K đã tìm hiểu và xác định được hướng đi của bản thân. Anh vẫn mong muốn thực hiện ước mơ với âm nhạc của mình và thấy rằng nếu không chơi đàn nữa thì có thể theo con đường sáng tác nhạc để trở thành nhạc sĩ. Anh đã tìm cách học tập, rèn luyện và thực hiện ước mơ của mình.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Một số biện pháp giúp học sinh thích ứng với sự thay đổi của bản thân và môi trường học tập:

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẻ, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lí, tự tin với những thay đổi của bản thân.

+ Chủ động tham gia vào các mối quan hệ; cởi mở với người thân, thầy cô, bạn bè; sẵn sàng chia sẻ và xin hỗ trợ khi gặp khó khăn.

+ Đối xử hoà đồng, thân thiện với tất cả các bạn, không kì thị hay phân biệt đối xử.

+ Tìm hiểu kĩ các môn học, cách học hiệu quả đối với từng môn học từ kinh nghiệm của thầy cô, anh chị và bạn bè.

+ Thực hiện cam kết, tuân thủ quy định, nội quy trường lớp, tuân thủ pháp luật.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Trường hợp. Anh B là một vận động viên điền kinh chuyên nghiệp và đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng không may, một tai nạn xảy ra khiến anh bị chấn thương ở chân và không thể tham gia thi đấu được nữa. Anh B rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình.

- Biện pháp ứng phó với thay đối:

Biện pháp

Hiệu quả khi áp dụng

Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.

Sau khi được bác sĩ kết luận gãy xương chân phải bắt vít sẽ không thể chạy điển kinh được nữa, anh B rất buồn và thất vọng. Bao nhiêu dự định của anh vẫn còn dang dở. Tuy nhiên, anh B tự nhủ rằng: “Có buồn hay thất vọng thì chân mình cũng đã gãy rồi. Mình không có cách nào ngoài việc đối diện với sự thật và vượt qua nó".

Giữ bình tĩnh

Khi bị ngã xe, anh B thấy chân trái của mình sưng tấy và đau nhức rất nhiều. Ngay lúc đó, anh cố gắng trấn an bản thân, nhờ người đi đường dìu lên vỉa hè để gọi điện thoại cho người bạn thân. Trong lúc chờ bạn đến đưa đi bệnh viện, anh B tìm cách cố định chân và hít thở sâu để giữ bình tĩnh.

Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực

Sau khi xuất viện, anh B tìm hiểu thông tin để chuyển ngành học. Nhận thấy bản thân có khả năng tin học khá tốt, ngành học phù hợp với tình hình sức khoẻ và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường nên anh B đã chuyển sang học công nghệ thông tin. Dần dần, anh B đã yêu thích ngành học này hơn.

Trả lời bởi datcoder