Bài 6. Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Một số ví dụ cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại:

+ Nhiều định lí, định luật khoa học của văn minh phương Tây vẫn được giảng dạy trong các trường học hiện nay, như: định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít; định luật Ác-si-mét; thuyết Nhật tâm…

+ Nhiều công trình kiến trúc của văn minh phương Tây thời kì Cổ - trung đại vẫn được bảo tồn cho đến nay và trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn, ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; đền Pác-tê-nông; thánh đường Phê-rô…

Trả lời bởi Minh Lệ
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

- Cơ sở về điều kiện tự nhiên

+ Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu. Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô liu,... Tuy nhiên, ở đây cũng có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,... tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.

+ Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải.

- Cơ sở về dân cư:

+ Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Crét ở phía nam Hy Lạp từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Từ khoảng đầu đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an,... từ phía bắc đã di cư xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.

+ Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-ta-li-ốt (người La-tinh) là những cư dân chủ yếu xây dựng nên thành bang đầu tiên - La Mã. Ngoài ra, người Ê-tơ-ru-xcơ từ Tiểu Á, người Hy Lạp,... cũng lần lượt đến sinh sống ở đây.

- Cơ sở về xã hội: có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,...

- Cơ sở kinh tế

+ Ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng khá phát triển.

+ Nhiều xưởng thủ công chuyển luyện kim, làm gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,... đã sử dụng nhân công với số lượng lớn. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là quan hệ buôn bán đường biển với nhiều vùng xung quanh Địa Trung Hải

- Cơ sở chính trị

+ Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. Trong các thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hoà đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.

+ Khoảng giữa thế kỉ VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập. Thời kì đầu (khoảng từ năm 753 đến năm 510 TCN), bộ máy quản lí của nhà nước này bao gồm: Vua, Viện Nguyên lão, Đại hội công dân. Sau nhiều cuộc cải cách và đấu tranh chính trị, chế độ cộng hoà được thiết lập và duy trì ở La Mã cho đến cuối thế kỉ I TCN.  Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu, đứng đầu là hoàng đế, kéo dài cho đến cuối thế kỉ V, khi đế quốc - Sự tiếp thu các thành tựu của văn minh phương Đông: văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực như: kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, tín ngưỡng, tôn giáo,...

Trả lời bởi Minh Lệ
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Chữ viết

+ Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái với 24 kí tự.

+ Người La Mã sáng tạo ra hệ chữ cái la-tinh và hệ chữ số La Mã

- Văn học:

+ Đa dạng, phong phú về thể loại, ví dụ như: sử thi, thần thoại, thơ, kịch..

+ Một số tác phẩm tiêu biểu như: hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me; tập thơ Nữ anh hùng của Ô-vi-đi-ớt…

- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa: đạt được những thành tựu rực rỡ trên cả ba lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc và hội hoạ.

+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Pác-te-nông, đền thờ thần Dớt… (Hy Lạp); đấu trường Cô-li-dê, khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,... (La Mã).

+ Các tác phẩm điêu khắc sắc nhất của Hy Lạp - La Mã như: tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng A-tê-na, tượng thần Vệ Nữ thành Mi-lô,...;

+ Một số tác phẩm hội họa nổi tiếng là: bức vẽ Chiến dịch Ma-ra-tông và các bức hoạ trên các lăng mộ, đền thờ và đồ gốm,...

- Khoa học, kĩ thuật:

+ Các nhà khoa học Hy Lạp như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét,... đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học, như: Toán học, Vật lí học và Thiên văn học

+ Về Y học, các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.

+ Nền Sử học của Hy Lạp cổ đại được hình thành từ thế kỉ V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rô-đốt. Ngoài ra, còn phải kể đến một số nhà sử học nổi tiếng khác như: Tuy-xi-dít; Xê-nô-phôn (Hy Lạp); Pô-li-bi-út, Ti-tát Li-vi-út, Ta-xi-út và Plu-tác (La Mã)

- Tôn giáo

+ Thờ đa thần.

+ Vào thế kỉ I, Thiên Chúa giáo ra đời ở phần lãnh thổ phía Đông của La Mã.

- Tư tưởng: xuất hiện 2 trường phái là: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

+ Các nhà triết học tiêu biểu cho trường phái duy vật là: Ta-lét; Hê-ra-clit, Đê-mô-crit…

+ Các nhà triết học tiêu biểu cho trường phái duy tâm là: Xô-crat; Pla-tôn; Pi-ta-go…

- Thể thao: nhiều sự kiện thể thao của Hy Lạp và La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao của nhân loại ngày nay. Ví dụ:

+ Đại hội thể thao O-lim-pic

+ Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a

* Ý nghĩa:

+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

+ Nhiều thành tựu văn minh Hi Lạp - La mã cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.

Trả lời bởi Minh Lệ
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Bối cảnh lịch sử, tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào văn hóa Phục hưng là:

+ Sự hình thành phong trào văn hóa Phục hưng được diễn ra vào thời kì Phục hưng (thế kỉ XV-XVII)

+ Trên cơ sở Phục hưng những thành tựu và giá trị của nền văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại.

+ Ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội Cơ đốc là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới của thế giới quan.

+ Tầng lớp tư sản mới đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại.

+ Quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội có những mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Trả lời bởi Minh Lệ
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Một số thành tựu cơ bản của văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng được thể hiện như bảng sau:

Thành tựu

Nội dung

Văn học

- Nở rộ của các tài năng.

- Đạt nhiều thành tựu trên cả 3 lĩnh vực là thơ, tiểu thuyết và kịch.

Hội họa, kiến trúc và điêu khắc

- Thế kỉ XV-XVI, nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao

- Tiêu biểu nhất là Lê-ô-na đờ Vanh-xi với các bức tranh: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa,…

Khoa học kĩ thuật

- Khoa học, kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu, đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.

- Nhiều tiến bộ về kĩ thuật, đặc biệt là trong các ngành dệt, khai mỏ, luyện kim,…

Tư tưởng

- Triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ,…

- Tạo tiền đề cho các cuộc cách mạng xã hội ở châu Âu và đặt nền tảng cho những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các thời đại tiếp theo.

Trả lời bởi Minh Lệ
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ph. Ăng-ghen đã viết: “Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại.” Em có đồng ý với nhận định này. Vì: 

- Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát hiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay.

- Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:

+ Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại).

+ Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.

+ Dấu ấn cá nhân được đề cao

Trả lời bởi Minh Lệ
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, C,...) và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

Chữ Latinh, còn gọi là chữ La Mã, là tập hợp bao gồm hai loại chữ cái sau:

Các chữ cái ban đầu được dùng để viết tiếng Latinh, về sau còn được dùng để viết các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Latinh. Phần lớn các chữ cái có trong chữ Quốc ngữ, chẳng hạn như ba chữ cái a, b, c, là chữ cái thuộc loại này.

Các chữ cái khác được sử dụng kết hợp với các chữ cái thuộc loại đầu. Chữ Quốc ngữ chứa bảy chữ cái thuộc loại thứ hai này là ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư.

Chữ Latinh là loại văn tự chữ cái được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay.

Trả lời bởi Minh Lệ