Vào ngày 31-3-1889, sau 21 ngày xây dựng, tháp Ép-phen (Pháp) được khánh thành. Tháp nặng 7 000 tấn, cao 300 m, được làm từ 18 000 thang thép, nối với nhau bởi 2,5 triệu chiếc đinh tán. Công trình này là một thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời cận đại, là niềm tự hào của người dân Pháp nói chung và Pa-ri nói riêng.
Vậy các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đạt được thành tựu cơ bản gì và có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, xã hội, văn hóa?
- Kinh tế: Kế thừa thành tựu từ các cuộc phát kiến địa lý kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI. Giao thương trên biển phát triển thúc đẩy nền kinh tế công, thương nghiệp và một mạng lưới thị trường mang tính mở rộng.
- Tình hình chính trị: Các cuộc cách mạng tư sản tạo điều kiện nắm quyền lực cho giai cấp tư sản.
- Tình hình xã hội: Tư sản chiếm đất và nông dân mất ruộng đất trở thành người lao động tự do.
- Áp dụng thành tựu khoa học: Cải tiến và sử dụng kỹ thuật mới tiên tiến trong các công trường thủ công.
=> Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được tạo dựng trên những nền tảng căn bản : kinh tế, chính trị- xã hội và khoa học.
- Sáng chế và cải tiến máy hơi nước: Giêm Oát kế thừa thành quả nghiên cứu trước, cải tiến máy hơi nước từ sức nước thành máy hơi nước đơn hướng thành song hướng. Máy hơi nước của Giêm Oát được phổ biến ở Anh.
- Sáng chế động cơ đốt trong: Với sự ra đời và cải tiến không ngừng, động cơ đốt trong thúc đẩy sản xuất cơ giới hóa ( từ thủ công sang áp dụng khoa học kỹ thuật), nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Lĩnh vực giao thông vận tải: Đầu thế kỷ 20, xuất hiện đầu máy tàu thủy hơi nước và xe lửa hơi nước. Đến năm 1814, G.Xti-phen-xơn sáng chế đầu máy xe lửa. Năm 1825, đoạn đường sắt đầu tiên trên thế giới được khánh thành ở Anh.
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng