Quan sát hình 41.6, mô tả quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.
Quan sát hình 41.6, mô tả quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.
Quan sát hình 41.7, vận dụng những hiểu biết của bản thân, hãy nêu đặc điểm, ý nghĩa của mỗi hệ sinh thái.
Tham khảo!
Đặc điểm, ý nghĩa của mỗi hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái rừng Cúc Phương:
+ Đặc điểm: Là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, xanh quanh năm, có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi, có thể hình thành nên nhiều tầng tán, nhưng do địa hình dốc nên tầng tán thường không liên tục. Là nơi sinh sống của nhiều loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và hàng ngàn loài côn trùng, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.
+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái rừng Cúc Phương là nơi dự trữ nguồn gene phong phú, bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.
- Hệ sinh thái biển Nha Trang:
+ Đặc điểm: Là nơi có độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài san hô, cá cảnh biển và các loài hải sản. Các loài thực vật, tảo, rong biển cũng góp phần tạo nên đa dạng sinh học.
+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái biển Nha trang là nơi dự trữ nguồn gen phong phú, có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người: tham gia điều hòa khí hậu, là nơi sống của nhiều loài sinh vật, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho con người; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.
- Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đặc điểm: Là nơi canh tác đa dạng nhưng chủ yếu dựa trên nền lúa, đây là hệ sinh thái được duy trì dưới tác động thường xuyên của con người.
+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tạo đà cho sự phát triển kinh tế; ngoài ra, hệ sinh thái này cũng có vai trò quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học,…
Trả lời bởi Thanh AnLiệt kê một số chuỗi thức ăn có trong hình 41.4. Các chuỗi thức ăn đó có mắt xích nào chung?
Cây xanh -> Chuột -> Cú -> Vi sinh vật
Cây xanh -> Chuột -> Rắn -> Cú -> Nấm
Cây xanh -> Chuột -> Rắn -> Linh miêu -> Sư tử -> Vi sinh vật
Cây xanh -> Chuột -> Linh miêu -> Sư tử -> Nấm
Cây xanh -> Thỏ -> Linh miêu -> Sư tử -> Vi sinh vật
Mặt xích chung: Vi sinh vật, nấm, linh miêu, chuột, rắn, cú
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtHãy xác định tên của ba loại tháp trong hình 41.5 và giải thích.
Tháp số lượng - Hình đầu tiên (đơn vị có số lượng trên một đơn vị thể tích/diện tích)
Tháp sinh khối - Hình ở giữa (đơn vị là khối lượng/ sinh khối trên một đơn vị thể tích/diện tích)
Tháp năng lượng - Hình cuối cùng (đơn vị là năng lượng trên một đơn vị thể tích/diện tích)
Trả lời bởi Thanh AnLấy ví dụ về lưới thức ăn trong tự nhiên.
Tham khảo!
Trả lời bởi Thanh AnVẽ chuỗi thức ăn có các loài sinh vật sau: diều hâu, cỏ, châu chấu, ếch, rắn.
Cỏ \(\rightarrow\) Châu chấu \(\rightarrow\) Ếch \(\rightarrow\) Rắn \(\rightarrow\) Diều hâu
Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷Quan sát hình 41.2, nêu các thành phần cấu trúc cơ bản của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần này.
Cấu trúc cơ bản của 1 hệ sinh thái gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh, thành phần hữu sinh
- Thành phần vô sinh: các đặc điểm, yếu tố môi trường sống
- Thành phần hữu sinh:
+ Sinh vật sản xuất: Các sv có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - tảo, thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ: Các sv không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - đông vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp
+ Sinh vật phân giải: Các sv có khả năng phân giải các chất hữu cơ tự nhiên hoặc từ xác sv thành các chất vô cơ đơn giản hơn - vi khuẩn phân giải, nấm, giun đất,...
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtQuan sát hình 41.1, nêu tên một số loài sinh vật có trong quần xã và mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống.
Tham khảo!
- Một số loài sinh vật trong quần xã trong hình: Voi, hươu cao cổ, nai, ngựa vằn, tê giác, cây gỗ, chim,…
- Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống: Các sinh vật trong quần xã tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường và tác động qua lại với các sinh vật khác tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Trả lời bởi Thanh AnLấy ví dụ cho mỗi kiểu hệ sinh thái và cho biết các thành phần của hệ sinh thái đó theo mẫu bảng sau:
Hệ sinh thái đầm Lập An
Thành phần vô sinh: nước, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, xác sinh vật chết
Thành phần hữu sinh: tôm, cua, hến, ngao, ốc,...
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtNêu ý nghĩa của tháp sinh thái.
Xem xét và đánh giá mức độ hiệu quả dinh dưỡng của mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái (qua tháp năng lượng, tháp số lượng, tháp sinh khối)
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Tham khảo!
Quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng:
- Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi trả lại môi trường.
- Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng giảm dần do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.
Trả lời bởi Thanh An