Hãy kể tên và nêu đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết.
Hãy kể tên và nêu đặc điểm của một số phương thức chăn nuôi mà em biết.
Phương thức chăn thả tự do là gì? Hãy nêu đặc điểm của phương thức chăn thả tự do.
Tham khảo:
Chăn thả tự do là phương thức chăn nuôi truyền thống mà vật nuôi được đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
Đặc điểm:
- Mức đầu tư thấp
- Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp
- Tận dụng được nguồn lao động sẵn có
- Năng suất chăn nuôi thấp, hiệu quả kinh tế thấp
- Khó kiểm soát dịch bệnh Ít gây ô nhiêm môi trường
Vì sao phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn ở nước ta?
Tham khảo:
Phương thức chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn ở Việt Nam vì nó có nhiều ưu điểm như sau:
- Phương thức chăn thả tự do không yêu cầu đầu tư quá nhiều vốn và chi phí để xây dựng chuồng trại và mua thức ăn cho vật nuôi.
- Vật nuôi được chăn thả tự do có thể tìm kiếm thức ăn tự nhiên trong môi trường sống, giúp cho chất lượng sản phẩm tốt hơn và giá thành sản phẩm thấp hơn so với vật nuôi được nuôi trong môi trường kiểm soát.
- Phương thức chăn thả tự do giúp giảm thiểu rủi ro bị bệnh tật cho vật nuôi do động vật được tiếp cận với ánh sáng và không khí trong tự nhiên.
- Phương thức chăn thả tự do thích hợp với các vùng đất có diện tích rộng, đặc biệt là các vùng đất trồng cây, vì vật nuôi có thể ăn bã cây, rác thải sinh hoạt và phân bón từ các cây trồng.
Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Tham khảo:
Chăn nuôi công nghiệp là phương thức chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín
Đặc điểm:
- Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, vật nuôi thường là các giống cao sản, được nuôi theo hướng chuyên dụng.
- Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp.
- Mức đầu tư cao.
- Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại.
- Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao.
- Kiểm soát tốt dịch bệnh.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
Tham khảo:
Chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do.
Đặc điểm
- Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với có sân vườn đề vận động, kiếm ăn,..
- Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có.
- Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cải thiện hơn so với chăn nuôi công nghiệp.
- Thân thiện hơn với vật nuôi so với chăn nuôi công nghiệp.
Hãy so sánh đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.
Tham khảo:
Hãy đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể được nuôi ở địa phương em.
Tham khảo: Ở địa phương em là vùng núi, có nhiều vùng đất trống nên em đề xuất chăn nuôi bò theo phương thức chăn thả tự do
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
Tham khảo:
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng- Nuôi thả rông: đây là phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng và tồn tại hầu hết ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức này là đầu tư thấp, nuôi thả rông không có kiểm soát, không có chuồng trại, gia cầm đi lại tự do, tự kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, năng suất thấp, không đảm bảo ATSH, thường xảy ra dịch bệnh.
- Phương thức nuôi bán chăn thả (bán công nghiệp) là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, rất phổ biến ở những vùng gò đồi. Đặc điểm của phương thức nuôi này là đã có kiểm soát trong khu có chuồng cho gia cầm, kết hợp sân chơi để vận động, có sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp kết hợp với thức ăn ở địa phương để nâng cao chất lượng thịt.
- Phương thức nuôi nhốt: là phương thức chăn nuôi công nghiệp, khi áp dụng phương thức nuôi này, các chủ trang trại đã đầu tư hệ thống chuồng kín, nhà lồng để nuôi gà thịt, gà trứng và vịt thịt với sự kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, ngăn chặn các tác nhân của môi trường bên ngoài ảnh hưởng xấu đến đàn gia cầm.