Bài 4. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ta thấy, các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó là đồng khả năng nên có 52 khả năng có thể xảy ra khi rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp

a)  Các số nhỏ hơn 27 gồm: 1, 2, 3, 4, …, 26.

Có 26 kết quả thuận lợi cho biến cố: “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số nhỏ hơn 27”

Vậy xác suất của biến cố là \(\frac{{26}}{{52}} = \frac{1}{2}\)

b)  Các số lớn hơn 19 và nhỏ hơn 51 gồm: 20, 21, 22, …, 50.

Có 31 kết quả thuận lợi cho biến cố: “Số xuất hiện trên thẻ được lấy ra lớn hơn 19 và nhỏ hơn 51”

Vậy xác suất của biến cố là \(\frac{{31}}{{52}}\)

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)   Các kết quả có thể xảy ra của phép thử là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), Việt (lớp 9C), An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D).

Có 6 kết quả có thể xảy ra.

b)   

+ 3 bạn nữ là: An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D).

Vậy có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Bạn được chọn ra là bạn nữ”.

Vậy xác suất của biến cố A là \(P(A) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)

+ 3 bạn lớp 9A là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), An (lớp 9A).

Vậy có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Bạn được chọn ra thuộc lớp 9A”.

Vậy xác suất của biến cố B là \(P(B) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại là:

Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}.

Ta thấy các kết quả có thể xảy ra của phép thử “Quay đĩa tròn một lần” là đồng khả năng.

Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố D là: 2; 3; 5; 7; 11.

Vậy \(P\left(D\right)=\dfrac{5}{12}\)

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)   Các số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1000 có:

b)  (999-500):1+1=500 số hạng.

Ta thấy, các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó là đồng khả năng, vậy có 500 khả năng có thể xảy ra khi chọn ngẫu nhiên 1 trong 500 số đó.

c)    

-       Các số tự nhiên chia hết cho 100 gồm: 500; 600; 700; 800; 900.

Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 100”

Vậy \(P(A) = \frac{5}{{500}} = \frac{1}{{100}}\)

-       Các số tự nhiên là lập phương của một số tự nhiên gồm: 512 (vì 512=83), 729 (vì 729=93).

Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên”.

Vậy \(P(B) = \frac{2}{{500}} = \frac{1}{{250}}\)

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)   Các kết quả có thể xảy ra của phép thử là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), Việt (lớp 9C), An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D).

Có 6 kết quả có thể xảy ra.

b)   

+ 3 bạn nữ là: An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D).

Vậy có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Bạn được chọn ra là bạn nữ”.

Vậy xác suất của biến cố A là \(P(A) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)

+ 3 bạn lớp 9A là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), An (lớp 9A).

Vậy có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Bạn được chọn ra thuộc lớp 9A”.

Vậy xác suất của biến cố B là \(P(B) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại là:

Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}.

b) Trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12, có 3 số chia hết cho 3 là: 3; 6; 9; 12.

Do đó các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 3; 6; 9; 12.

c) Tỉ số giữa số các kết quả thuận lợi cho biến cố A và số phần tử của tập hợp Ω là \(\dfrac{4}{12}=\dfrac{1}{3}\)

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) HS thực hiện hành động tung một đồng xu một lần theo hướng dẫn của GV và SGK.

b) Ta có Ω = {Sấp; Ngửa}.

Tập hợp Ω có 2 phần tử.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Giả sử đội văn nghệ của lớp 9A có 3 bạn nam là A, B, C và 3 bạn nữ là D, E, G.

Xét phép thử: “Chọn ngẫu nhiên hai bạn trong 6 bạn trên để hát song ca”.

Ta thấy, các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên là đồng khả năng.

Có 15 cách chọn ra hai bạn để hát song ca là: A và B; A và C; A và D; A và E; A và G; B và C; B và D; B và E; B và G; C và D; C và E; C và G; D và E; D và G; E và G.

Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố M: “Trong 2 bạn được chọn ra, có 1 bạn nam và 1 bạn nữ” là: A và D; A và E; A và G; B và D; B và E; B và G; C và D; C và E; C và G.

Vậy \(P\left(M\right)=\dfrac{9}{15}=\dfrac{3}{5}\)

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là: số 1; số 2; số 3; số 4; số 5; số 6; số 7; số 8; số 9; số 10; số 11; số 12.

b) Không gian mẫu của phép thử là:

Ω = {số 1; số 2; số 3; số 4; số 5; số 6; số 7; số 8; số 9; số 10; số 11; số 12}.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)  Các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên viên bi là: số 1, số 2, số 3, số 4,…., số 19, số 20.

b)  Không gian mẫu của phép thử là:

Ω = {số 1; số 2; số 3; số 4;….., số 19, số 20}.

c)  Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố: “Số xuất hiện trên viên bi được lấy ra chia cho 7 dư 1” là: số 1, số 8, số 15.

Xác suất của biến cố đó là: \(\frac{3}{{20}}\)

Trả lời bởi datcoder