Các phi kim như carbon, lưu huỳnh hay chlorine là những chất không thể thiếu trong công nghiệp cũng như cuộc sống hằng ngày. Tính chất của chúng có gì khác so với kim loại?
Các phi kim như carbon, lưu huỳnh hay chlorine là những chất không thể thiếu trong công nghiệp cũng như cuộc sống hằng ngày. Tính chất của chúng có gì khác so với kim loại?
Sử dụng hình 21.2, kết hợp với những hiểu biết của em trong thực tế, em hãy trình bày một số ứng dụng của các phi kim như carbon, lưu huỳnh, chlorine trong cuộc sống.
* Ứng dụng của carbon: Carbon có nhiều ứng dụng như: carbon ở dạng than hoạt tính được sử dụng trong mặt nạ phòng độc, chất khử màu, khử mùi; than cốc dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp luyện kim, …; than chì dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì, …; kim cương dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính, …
* Ứng dụng của lưu huỳnh: Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng như: lưu hoá cao su, sản xuất dược phẩm, sản xuất sulfuric acid, sản xuất thuốc diệt nấm, sản xuất pháo hoa, sản xuất diêm …
*Ứng dụng của chlorine: Chlorine có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và trong các ngành công nghiệp như khử trùng nước sinh hoạt; sản xuất nước Javel, chất tẩy rửa, … ; tẩy trắng vải, sợi, bột giấy, …; sản xuất chất dẻo, …
Trả lời bởi datcoderGiải thích tại sao trong phản ứng giữa kim loại và phi kim, phi kim thường nhận electron.
Các nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng còn các nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Để đạt trạng thái bền vững giống các khí hiếm gần nhất (với 8 electron ở lớp ngoài cùng hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng giống He) các nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có xu hướng cho electron để tạo thành các ion dương; trong khi đó, các nguyên tử phi kim khi tác dụng với kim loại lại có xu hướng nhận electron để tạo thành các ion âm.
Trả lời bởi datcoderLấy ví dụ minh họa sự khác nhau giữa kim loại và phi kim về tính chất vật lí và tính chất hóa học.
* Sự khác nhau về tính chất vật lí:
- Trong khi các kim loại dẫn điện tốt thì phi kim thường không dẫn điện.
Ví dụ: Các phi kim thường không dẫn điện, silicon tinh khiết là chất bán dẫn, than chì có tính dẫn điện nhưng yếu hơn kim loại.
- Phần lớn các phi kim có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.
Ví dụ:
Đơn chất phi kim | Nhiệt độ nóng chảy (oC) | Nhiệt độ sôi (oC) | Đơn chất kim loại | Nhiệt độ nóng chảy (oC) | Nhiệt độ sôi (oC) |
Oxygen | -218,4 | -183,0 | Nhôm | 660,3 | 2 518,0 |
Chlorine | -101,5 | -34,7 | Sắt | 1 535,0 | 2 861,0 |
Lưu huỳnh | 106,8 | 444,7 | Đồng | 1 084,6 | 2 561,5 |
- Phần lớn các phi kim có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại.
Ví dụ:
- Khối lượng riêng của lưu huỳnh là 2,07 gam/cm3; khối lượng riêng của phosphorus là 1,82 gam/cm3.
- Khối lượng riêng của kim loại sắt là 7,87 gam/cm3; khối lượng riêng của kim loại vàng là 19,29 gam/cm3.
* Sự khác nhau về tính chất hoá học:
- Trong phản ứng hoá học, các kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương, còn các phi kim dễ nhận electron để tạo ion âm.
Ví dụ: Trong phản ứng giữa Na và Cl2 tạo NaCl:
Na → Na+ + 1e;
Cl + 1e → Cl−
- Kim loại tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide base, trong khi đó phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide acid.
Ví dụ:
S + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) SO2 (oxide acid)
2Cu + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2CuO (oxide base)
Trả lời bởi datcoder
* Sự khác nhau về tính chất vật lí:
- Trong khi các kim loại dẫn điện tốt thì phi kim thường không dẫn điện.
- Phần lớn các phi kim có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.
- Phần lớn các phi kim có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại.
* Sự khác nhau về tính chất hoá học:
- Trong phản ứng hoá học, các kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương, còn các phi kim dễ nhận electron để tạo ion âm.
- Kim loại tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide base, trong khi đó phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide acid.
Trả lời bởi datcoder