Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

- Sự phát triển các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP (20% năm 2020). Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm các ngành truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Ngành nông nghiệp ngày càng được phát triển và hiện đại hóa. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 4,0% GDP (2020).

+ Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Nga và có cơ cấu đa dạng, đóng góp 56,3% GDP (2020).

- Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

- Công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP (20% năm 2020).

- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm các ngành truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại. Hiện nay công nghiệp đang tập trung vào sản xuất các sản phẩm công nghệ cao có tính cạnh tranh, có giá trị cao và hướng đến xuất khẩu.

- Phân bố công nghiệp có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng: các ngành khai thác sơ chế tập trung ở miền Đông; các ngành công nghệ cao tập trung ở miền Tây. Phần lớn các trung tâm công nghiệp tập trung ở đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, ven bờ Thái Bình Dương.

+ Công nghiệp khai thác than: là nước khai thác than đứng thứ 5 thế giới, chiếm 5,3% sản lượng thế giới; là một trong những quốc gia xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Than khai thác nhiều ở vùng Viễn Đông và Xi-bia.

+ Công nghiệp khai thác dầu khí: có sản lượng khai thác dầu mỏ chiếm 12,5% và khí tự nhiên chiếm 16,6% tổng sản lượng của thế giới (2020). Tập trung ở Xi-bia, U-ran, ven biển Ca-xpi.

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại: khai thác nhiều quặng, là một trong số các quốc gia đứng đầu vè sản xuất vàng và quặng sắt.

+ Công nghiệp điện lực có cơ cấu đa dạng (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…), phát triển mạnh mẽ. Sản lượng điện cao, đạt 1085,4 tỉ kWh, chiếm 4% sản lượng thế giới.

+ Công nghiệp luyện kim phát triển từ rất sớm, đứng thứ 4 về xuất khẩu thép, có nhiều trung tâm luyện kim lớn: Ê-ca-ten-rin-bua, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt,…

+ Công nghiệp hàng không vũ trụ: là cường quốc, có nhiều tên lửa phóng lên quỹ đạo từ chính sân bay vũ trụ ở đất nước. Có nhiều viện nghiên cứu khoa học, văn phòng thiết kế và nhà máy chế tạo, đạt được nhiều thành tựu trong công nghệ thực hiện chương trình tàu vũ trụ có người lái.

+ Công nghiệp đóng tàu là ngành truyền thống, đóng được nhiều loại tàu khác nhau: tàu ngầm, tàu sân bay, tàu phá băng nguyên tử,…

+ Công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh, sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu như: khoai tây, rau quả, cá đóng hộp,…

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

- Ngành nông nghiệp ngày càng được phát triển và hiện đại hóa, sử dụng nhiều máy móc hiện đại, áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 4,0% GDP (2020).

+ Nông nghiệp: diện tích đất chiếm 13,2% diện tích tự nhiên, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại doanh nghiệp, trang trại cá thể và hộ gia đình.

+ Lâm nghiệp: sản lượng khai thác gỗ tròn đạt 217 triệu m3 (2020), đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ. Gỗ và các sản phẩm gỗ chiếm khoảng 3% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Nga hạn chế xuất khẩu các loại gỗ quý, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng, tích cực phòng chống cháy rừng, tăng cường trồng rừng. Hoạt động lâm nghiệp phát triển mạnh ở đồng bằng Đông Âu và Xi-bia.

+ Thủy sản: đánh bắt cá phát triển mạnh, sản lượng đánh bắt lớn. Các sản phẩm quan trọng là: cá kình, cá trích, cá tuyết, cá hồi,… tập trung ở ngư trường Viễn Đông. Nuôi trồng thủy sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, sản lượng còn nhỏ.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

 Ngành dịch vụ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có cơ cấu đa dạng. Năm 2020, ngành dịch vụ đóng góp khoảng 56,3 % GDP.

 

Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải phát triển mạnh, có đầy đủ các loại hình giao thông. Đầu mối giao thông lớn nhất là Mát-xcơ-va.

Đường ô tô: tổng chiều dài trên 933 nghìn km, nổi bật với hệ thống đường cao tốc liên bang.

Đường sắt: tổng chiều dài trên 85,5 nghìn km; tuyến đường sắt xuyên Xi-bia trải dài trên nhiều múi giờ.

Đường sông, hồ: dài trên 100 nghìn km, có mạng lưới kênh đào nối lưu vực các sông lớn; hoạt động vận tải nhộn nhịp trên các hồ lớn như: Bai-can, Ca-xpi,...

+ Giao thông đường biển phát triển mạnh, các cảng biển lớn là: Xanh Pê-téc-bua, Ác-khang-hen, Vla-đi-vô-xtốc,...

+ Tổng chiều dài đường ống của Liên bang Nga đứng thứ hai thế giới.

Đường hàng không phát triển mạnh. Năm 2020, Liên bang Nga có trên 1 200 sân bay, nhiều sân bay hoạt động rất nhộn nhịp.

+ Tàu điện ngầm: tổng chiều dài của các tuyến là 465,4 km. Hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất của Liên bang Nga là Mát-xcơ-va Mê-trô và Xanh Pê-téc-bua Mê-trô.

- Bưu chính viễn thông:

+ Bưu chính đóng vai trò quan trọng, phát triển rộng khắp trên lãnh thổ rộng lớn. Trung tâm bưu chính quan trọng nhất là Mát-xcơ-va.

 

+ Viễn thông phát triển mạnh, thứ ba thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (2020). Trung tâm viễn thông lớn là Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,...

Du lịch phát triển mạnh, du lịch quốc tế đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch.

- Thương mại:

+ Liên bang Nga là nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lớn trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: dầu thô và khí tự nhiên, kim loại quý, đá quý, gỗ, lúa mì,... Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: máy móc, dược phẩm, sản phẩm điện, chất dẻo,... Các đối tác thương mại chính là: Trung Quốc, Ấn Độ,...

+ Hoạt động nội thương phát triển mạnh. Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ,... phân bố rộng khắp; thương mại điện tử phát triển nhanh.

Tài chính: Thị trường tài chính lớn với nhiều tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động trên thế giới. Trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng nhất là Mát-xcơ-va.

Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.

Vùng Trung ương

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.

+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.

+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.

+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.

+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

- Vùng Trung tâm đất đen

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.

+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.

+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.

+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.

- Vùng U-ran:

+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.

+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.

+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.

+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.

+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.

+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.

+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.

Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

- Cơ cấu công nghiệp của Liên bang Nga rất đa dạng, gồm các ngành truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Công nghiệp khai thác than: là nước khai thác than đứng thứ 5 thế giới, chiếm 5,3% sản lượng thế giới; là một trong những quốc gia xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Than khai thác nhiều ở vùng Viễn Đông và Xi-bia.

+ Công nghiệp khai thác dầu khí: có sản lượng khai thác dầu mỏ chiếm 12,5% và khí tự nhiên chiếm 16,6% tổng sản lượng của thế giới (2020). Tập trung ở Xi-bia, U-ran, ven biển Ca-xpi.

 

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại: khai thác nhiều quặng, là một trong số các quốc gia đứng đầu về sản xuất vàng và quặng sắt.

+ Công nghiệp điện lực có cơ cấu đa dạng (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…), phát triển mạnh mẽ. Sản lượng điện cao, đạt 1085,4 tỉ kWh, chiếm 4% sản lượng thế giới.

+ Công nghiệp luyện kim phát triển từ rất sớm, đứng thứ 4 về xuất khẩu thép, có nhiều trung tâm luyện kim lớn: Ê-ca-ten-rin-bua, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt,…

+ Công nghiệp hàng không vũ trụ: là cường quốc, có nhiều tên lửa phóng lên quỹ đạo từ chính sân bay vũ trụ ở đất nước. Có nhiều viện nghiên cứu khoa học,

 

văn phòng thiết kế và nhà máy chế tạo, đạt được nhiều thành tựu trong công nghệ thực hiện chương trình tàu vũ trụ có người lái.

+ Công nghiệp đóng tàu là ngành truyền thống, đóng được nhiều loại tàu khác nhau: tàu ngầm, tàu sân bay, tàu phá băng nguyên tử,…

+ Công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh, sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu như: khoai tây, rau quả, cá đóng hộp,…

 

Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

- Quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được nâng tầm lên Đối tác chiến lược toàn diện. Cơ hội hợp tác đang được mở ra khi hai nước tiến hành chính sách đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt, tháng 10/2016, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), điều này góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương phát triển lên tầm cao mới.

- Mặc dù có những khó khăn do Nga bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng động lực hợp tác tích cực trong lĩnh vực kinh tế với Việt Nam vẫn tiếp tục. Khối lượng kim ngạch thương mại song phương giảm nhẹ, nhưng Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước thành viên ASEAN.

- Hai bên đang tích cực phối hợp tổ chức các sự kiện và buổi làm việc dưới hình thức đối thoại kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg năm 2022 (SPIEF-2022) và một sự kiện văn hóa nhân kỷ niệm 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Liên bang Nga.

- Các dự án hợp tác dầu khí giữa hai nước mang tính chiến lược lâu dài cả về chính trị và kinh tế, đã và đang được triển khai một cách hiệu quả. Đến nay, hợp tác với Nga chiếm khoảng 85% tổng sản lượng khai thác dầu và khí của Việt Nam, đặc biệt, lĩnh vực dầu khí đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Liên doanh Vietsovpetro năm 2021 kỷ niệm 40 năm thành lập và vẫn tiếp tục là biểu tượng của hợp tác Việt-Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam. Liên doanh RusVietPetro tại Nga là một trong những dự án đầu tư ở nước ngoài thành công nhất của PetroVietnam, đồng thời là biểu tượng của hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới, mang lại hiệu quả kinh tế tích cực cho cả hai bên.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng