Cho hai đại lượng a và b tỉ lệ thuận với nhau. Biết rằng khi a = 2 thì b = 18.
a) Tìm hệ số tỉ lệ k của a đối với b.
b) Tính giá trị của b khi a = 5.
Cho hai đại lượng a và b tỉ lệ thuận với nhau. Biết rằng khi a = 2 thì b = 18.
a) Tìm hệ số tỉ lệ k của a đối với b.
b) Tính giá trị của b khi a = 5.
Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau. Biết rằng khi x = 7 thì y = 21.
a) Tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x và biểu diễn y theo x
b) Tìm hệ số tỉ lệ của x đối với y và biểu diễn x theo y
a) Theo đề bài ta có x tỉ lệ thuận với y mà tại x = 7 thì y = 21 ta có tỉ lệ sau :
\( \Rightarrow \dfrac{x}{y} = \dfrac{7}{{21}} = \dfrac{1}{3}\)
\( \Rightarrow \dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{3} \Rightarrow 3x = y\)
Vậy hệ số tỉ lệ của y đối với x là 3 và y = 3x
b) Ta có x = \(\dfrac{1}{3}y\) nên hệ số tỉ lệ của x đối với y là : \(\dfrac{1}{3}\)
Vì 3x = y \( \Rightarrow x = \dfrac{1}{3}y\)
Trả lời bởi Hà Quang MinhCho biết giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau trong bảng sau:
x | \({x_1}\) = 1 | \({x_2}\) = 2 | \({x_3}\) = 6 | \({x_4}\) = 100 |
y | \({y_1}\)= 5 | \({y_2}\)= ? | \({y_3}\)= ? | \({y_4}\) = ? |
a) Hãy xác định hệ số tỉ lệ của y đối với x
b) Tính các giá trị tương ứng chưa biết của y
c) So sánh các tỉ số giữa hai giá trị tương ứng của y và x
\(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}},\dfrac{{{y_2}}}{{{x_2}}},\dfrac{{{y_3}}}{{{x_3}}},\dfrac{{{y_4}}}{{{x_4}}}\)
a) Tỉ lệ của y đối với x là : \(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = 5\)
\( \Rightarrow \) Hệ số tỉ lệ của y đối với x là : \(5\)
b) Dựa vào hệ số tỉ lệ của y đối với x vừa tính được
Xét \({y_2} =5. {x_2}=5.2=10\)
Xét \({y_2} =5. {x_3}=5.6= 30\)
Xét \({y_4} = 5.{x_4}=5.100= 500\)
c) Ta có: \(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}},\dfrac{{{y_2}}}{{{x_2}}},\dfrac{{{y_3}}}{{{x_3}}},\dfrac{{{y_4}}}{{{x_4}}}\) lần lượt bằng : \(\dfrac{5}{1},\dfrac{{10}}{2},\dfrac{{30}}{6},\dfrac{{500}}{{100}}\)
Các tỉ số giữa y và x tương ứng đều bằng nhau (cùng = 5)
Trả lời bởi Hà Quang MinhHai lớp 7A và 7B quyên góp được một số sách tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp, biết số học sinh của hai lớp lần lượt là 32 và 36. Lớp 7A quyên góp được ít hơn lớp 7B 8 quyển sách. Hỏi mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu quyển sách?
Gọi số quyển sách 2 lớp 7A và 7B quyên góp được lần lượt là a,b (quyển) (a,b \(\in N\))
Vì số sách của lớp 7A và 7B tỉ lệ thuận với số học sinh 2 lớp lần lượt là 32 và 36 nên ta có :
\( \Rightarrow \dfrac{{a}}{{32}} = \dfrac{{b}}{{36}}\)
Theo đề bài số sách lớp 7A ít hơn 7B 8 quyển nên ta có : b – a = 8 (quyển sách)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\( \dfrac{{a}}{{32}} = \dfrac{{b}}{{36}} \Rightarrow \dfrac{{b - a}}{{36 - 32}} = \dfrac{8}{4} = 2\)
Xét \(\dfrac{{a}}{{32}} = 2 \Rightarrow a = 32.2\) \( \Rightarrow a = 64\)(quyển sách)
Vậy số sách lớp 7A quyên góp được là: 64 quyển sách
Số sách lớp 7B = 64 + 8 = 72 (quyển sách)
Trả lời bởi Hà Quang MinhTrong các trường hợp sau, hãy kiểm tra xem hai đại lượng m và n có tỉ lệ thuận với nhau hay không.
a)
m | 2 | 4 | 6 | 8 | 10 |
n | 4 | 16 | 36 | 64 | 100 |
b)
m | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
n | -5 | -10 | -15 | -20 | -25 |
a)
Ta thấy : \(\dfrac{2}{4} \ne \dfrac{4}{{16}} \ne \dfrac{6}{{36}} \ne \dfrac{8}{{64}} \ne \dfrac{{10}}{{100}}\)
Nên m và n không tỉ lệ thuận với nhau.
b)
Ta thấy \(\dfrac{1}{-5} = \dfrac{2}{{-10}} = \dfrac{3}{{-15}}= \dfrac{4}{{-20}} = \dfrac{{5}}{{-25}}\) ( = \( - \dfrac{1}{5}\)) nên m tỉ lệ thuận với n.
Trả lời bởi Hà Quang MinhCho biết khối lượng mỗi mét khối của một số kim loại như sau:
Đồng: 8900 kg Vàng: 19300 kg Bạc: 10500 kg
Hãy viết công thức tính khối lượng m (kg) theo thể tích V (\({m^3}\)) của mỗi kim loại và cho biết m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ là bao nhiêu.
Vì mỗi mét khối của đồng, vàng, bạc lần lượt là 8900kg, 19300kg, 10500kg, nên ta có công thức tính khối lượng m (kg) theo thể tích V (\({m^3}\)) của mỗi kim loại lần lượt là : \(m = 8900. V\), \(m = 19300. V\), \(m = V.\\m= 10500. V\).
Xét kim loại đồng: m= 8 900. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 8 900.
Xét kim loại vàng: m= 19 300. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 19 300.
Xét kim loại bạc: m= 10 500. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 10 500.
Trả lời bởi Hà Quang Minha) Học sinh trường Nguyễn Huệ tham gia phong trào “Trồng cây xanh bảo vệ môi trường”, mỗi em đều trồng được 4 cây. Gọi c là số cây trồng được, h là số học sinh đã tham gia. Em hãy viết công thức tính c theo h.
b) Tìm điểm giống nhau giữa hai công thức y = 10x và c = 4h.
a) Mỗi học sinh trồng được 4 cây và số học sinh là h nên ta có số cây trồng được là 4.h
Mà số cây trồng được là c nên ta có
Do đó c = 4h
b) 2 công thức đều có dạng: Đại lượng này bằng k lần đại lượng kia (k là hằng số)
Trả lời bởi Hà Quang MinhCho biết dây điện có giá 10 nghìn đồng một mét. Gọi y (nghìn đồng) là giá tiền của x (mét) dây điện. Hãy tính y theo x.
Ta có 1 mét dây 10 nghìn đồng nên x mét dây có giá 10.x nghìn đồng.
Mà theo đề bài ta có y nghìn đồng là giá của x mét dây nên ta có công thức : y = 10.x
Trả lời bởi Hà Quang Minha) Cho hai đại lượng f và x liên hệ với nhau theo công thức f = 5x. Hãy cho biết đại lượng x có tỉ lệ thuận với đại lượng f hay không. Hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?
b) Cho đại lượng P tỉ lệ thuận với đại lượng m theo hệ số tỉ lệ g = 9,8. Hãy viết công thức tính P theo m
a) Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng f do f và x liên hệ với nhau theo công thức f = 5x .
\( \Rightarrow x = \dfrac{1}{5}y\)
\( \Rightarrow \) Hệ số tỉ lệ là : \(\dfrac{1}{5}\)
b) Theo đề bài ta có P tỉ lệ thuận với đại lượng m theo hệ số tỉ lệ g = 9,8 nên ta có công thức :
P = 9,8m ( hệ số k = g = 9,8 )
Trả lời bởi Hà Quang MinhCho biết hai đại lượng m và n tỉ lệ thuận với nhau. Hãy tìm giá trị của a và b.
m | 2 | 3 | 4 | b |
n | -6 | -9 | a | -18 |
Vì m và n là hai đại lượng tỉ lệ nên \( \dfrac{2}{{ - 6}} = \dfrac{3}{{ - 9}} = \dfrac{4}{a} = \dfrac{b}{{ - 18}}\)
Ta được: \(\dfrac{2}{{ - 6}} = \dfrac{3}{{ - 9}} = \dfrac{4}{a} = \dfrac{b}{{ - 18}} = - \dfrac{1}{3}\)
\( \Rightarrow \dfrac{4}{a} = - \dfrac{1}{3}\) và \(\dfrac{b}{{ - 18}} = - \dfrac{1}{3}\)
\( \Rightarrow a = - 3.4 = - 12\) và \(3b = 18 \Rightarrow b = 6\)
Trả lời bởi Hà Quang Minh
a) Vì a và b là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên a = k.b
Khi a = 2 thì b = 18 nên 2 = k . 18 \(\Rightarrow k = \dfrac{2}{18}=\dfrac{1}{9}\)
Vậy hệ số tỉ lệ của a đối với b là \(\dfrac{1}{9}\)
b) Từ công thức : \(a = \dfrac{1}{9}b\)
Thay a = 5 vào công thức sẽ được :
\(5 = \dfrac{1}{9}b \Rightarrow 5:\dfrac{1}{9} = b \Rightarrow b = 45\)
Vậy b = 45 tại a = 5.
Trả lời bởi Hà Quang Minh