Lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc Champa diễn ra như thế nào?
Lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc Champa diễn ra như thế nào?
Dựa vào lược đồ hình 18.1, hãy xác định phạm vi chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa.
Phạm vi chủ yếu của Vương quốc Chăm - Pa là vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (từ Quảng Nam cho tới Bình Thuận).
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtTóm tắt quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
- Quá trình ra đời:
+ Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam.
+ Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp.
- Quá trình phát triển từ thế kỉ II đến thế kỉ X:
+ Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa.
+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtTóm tắt quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
+ Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp.
+ Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.
+ Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa.
Trả lời bởi Hà Quang MinhQuan sát các hình từ 18.3 đến 18.5 và đọc thông tin, em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của cư dân Champa.
- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa:
+ Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.
+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)
+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương
+ Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtLập bảng tóm tắt những nét chính về sự thành lập, quá trình phát triển; phạm vi lãnh thổ; hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của Vương quốc Chăm-pa.
Tham khảo ạ:
Phương diện | Nội dung chính |
Sự thành lập | - Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam. - Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp. |
Quá trình phát triển | - Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm - Pa. - Từ sau thế kỉ X, Chăm - Pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam. |
Phạm vi lãnh thổ | - Vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (từ Quảng Nam cho tới Bình Thuận). |
Hoạt động kinh tế | - Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu. - Các nghề gốm, đóng thuyền, khai thác lâm sản, đánh bắt cá… rất phát triển. - Hoạt động trao đổi, buôn bán với thương nhân các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ả-rập diễn ra sôi nổi. |
Tổ chức xã hội | - Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và nô lệ. |
Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa.
Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một trong những thành tựu văn hóa của Chăm-pa (như đề, tháp, phù điêu, vũ điệu...).
tham khảo:
THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH- Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng, người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.
- Khu di tích tháp Chăm Bình Định ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo với hơn 20 cụm di tích đền tháp đồ sộ và đẹp mắt cùng với nhiều phế tích khác. Những di tích này chủ yếu là các lăng được xây dựng chủ yếu với mục đích thờ cúng các vị thần là chính. Các vị thần được thờ trong các lăng này đa phần là thần Siva, thần Ganesha,… Ngoài ra cũng có không ít lăng còn thờ cả các vị Phật.
- Tháp chăm Bình Định nằm trong quần thể khu tích thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng, một di sản văn hóa thế giới, đồng thời cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Tại đây có các công trình kiến trúc chủ yếu theo các phong cách kiến trúc Chăm Pa (Hoà Lai và Đồng Dương ở thế kỷ 9). Dù theo những phong cách khác nhau song ta không thể phủ nhận chúng đều mang đậm nét phong cách của người Chăm, nói lên nét văn hóa truyền thống của họ.
Tháp Chăm Bình Định – Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa
- Các công trình của tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch là vật liệu chủ yếu. Có hai loại gạch được sử dụng phổ biến để xây dựng lên những tòa tháp này đó là gạch hồng và màu đỏ thẫm. Kiến trúc của tháp khá độc đáo với mặt tháp hình vuông và bên trong tương đối chật hẹp. Tháp không có nhiều cửa để mở, thường chỉ có duy nhất một cửa để mở, đó là cửa hướng Đông. Cả trần và mặt tường của tháp đều được thiết kế và xây dựng rất kỳ công.
- Hiện khu di tích tháp chăm Bình Định chỉ còn lại có 8 cụm di tích với 14 tháp khá đồ sộ. Mặc dù số lượng còn lại không nhiều nhưng những giá trị mà tháp Chăm này để lại cho chúng ta lại vô cùng to lớn. Chúng không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc mà còn có giá trị lớn về mặt lịch sử. Ngoài những tháp trên có có khá nhiều tòa thành cổ như Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và rất nhiều những tác phẩm cũng như công trình điêu khắc mang đậm nét kiến trúc của người Chăm.
- Như trên đã nói, tháp chăm Bình Định được xây dựng chủ yếu theo các phong cách chính đó là Hòa Lai và Đồng Dương,… Đây là hai phong cách chủ yếu trong nghệ thuật kiến trúc của người Chăm. Khi theo hai phong cách này, các đền tháp thường được kết cấu khá vững chắc với các hàng cột ốp và những cửa vòm to khỏe. Hàng năm, nơi đây tiếp nhận một lượng du khách khá lớn, các tour du lịch đến với nơi đây cũng ngày một nhiều hơn.
- Đa phần các tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch, có tháp xây chủ yếu bằng gạch, ngoài ra có thêm một số vật liệu khác. Gạch được sử dụng cho việc xây dựng tháp đều là gạch có màu đỏ hồng hoặc có màu đỏ sẫm và được nung rất kỳ công. Khi xây dựng những viên gạch này không cần sử dụng vữa để bắt mạch và những nhà kiến trúc xây dựng tháp còn có thể chạm khắc trực tiếp trên các viên gạch này.
Trả lời bởi Kậu...chủ...nhỏ...!!!
- Quá trình ra đời:
+ Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam.
+ Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp.
- Quá trình phát triển:
+ Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa.
+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng