Quan sát hình 18.7 và cho biết nảy chồi của nấm men có khác gì so với nảy chồi ở vi khuẩn.\
Quan sát hình 18.7 và cho biết nảy chồi của nấm men có khác gì so với nảy chồi ở vi khuẩn.\
Nhóm vi sinh vật nào có hình thức sinh sản vừa bằng bào tử vô tính, vừa bằng bảo tử hữu tỉnh? Nếu ví dụ.
Một số vi nấm vừa sinh sản bằng bào tử vô tính, vừa bằng bào tử hữu tính.
Ví dụ: Sự sinh sản của một loại nấm túi Eupenicillium
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtSố lượng tế bào của một quần thể vi khuẩn trong tự nhiên có tăng mãi không? Vì sao?
- Số lượng tế bào của một quần thể vi khuẩn trong tự nhiên không tăng mãi.
- Vì: Trong tự nhiên, sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn bị giới hạn do khá nhiều nguyên nhân như: thức ăn hữu hạn, điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, các chất độc hại xuất hiện,…
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtPhân biệt hình thức sinh sản phân đôi và nảy chồi ở vi khuẩn.
Phân biệt hình thức sinh sản phân đôi và nảy chồi ở vi khuẩn:
Phân đôi | Nảy chồi |
- Có sự phân chia vật chất di truyền trước khi màng tế bào phân chia: NST mạch vòng của chúng bám vào gấp nếp trên màng sinh chất (mesosome) làm điểm tựa để nhân đôi và phân chia về hai tế bào con. Tế bào kéo dài, thành và màng tế bào chất thắt lại, hình thành vách ngăn để phân chia tế bào chất và chất nhân về hai tế bào mới. | - Sự phân chia vật chất di truyền diễn ra sau khi màng đã có sự biến đổi: Màng tế bào phát triển về một phía hình thành ống rỗng. Sau khi chất di truyền nhân đôi, một phần tế bào chất và chất di truyền chuyển dịch vào phần cuối của ống rỗng làm phình to ống rỗng, hình thành chồi, tạo nên tế bào con. |
Sinh sản của vi sinh vật có vai trò gì đối với sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể mà sinh sản của vi sinh vật là quá trình tạo nên các tế bào vi sinh vật mới → Sinh sản chính là cơ sở để tạo nên sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtLàm thế nào để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng là do dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt đồng thời các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần → Biện pháp để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng là: Bổ sung thêm chất dinh dưỡng và lấy bớt đi dịch nuôi cấy.
Trả lời bởi Minh LệQuan sát hình 18.2, nhận xét sự hình thành và thay đổi của khuẩn lạc nấm (quần thể nấm) theo thời gian. Vì sao có sự thay đổi này?
Ban đầu, nấm mốc chỉ có một ít tế bào, các tế bào đó lấy dinh dưỡng trong đĩa petri để phát triển và sinh sản ra các thế hệ mới, và theo thời gian, lượng nấm mốc càng nhiều nên kích thước khuẩn lạc nấm trong đĩa petri càng ngày càng lớn.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtHình 18.1 là ảnh chụp lát bánh mì bị mốc. Vì sao lát bánh mì bị mốc lại lan rộng theo thời gian?
Bánh mì bị mốc do nấm mốc sử dụng bánh mì là nguồn dinh dưỡng cho chúng phát triển. Vết mốc lan rộng vì theo thời gian chúng sẽ càng phát triển rộng đến các vùng khác, tạo thành tập đoàn gồm nhiều sợi mốc.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtTừ các thông tin mô tả trong hình 18.3 và bảng 18.1, cho biết
a) Vì sao ở pha tiềm phát chất dinh dưỡng đầy đủ mà mật độ quần thể vi khuẩn gần như không thay đổi?
b) Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào thời điểm nào? Giải thích.
c) Vì sao số tế bào chết trong quán thế vi khuẩn tăng dần từ pha cân bằng đến pha suy vong?
- Ở pha tiềm phát, chất dinh dưỡng đầy đủ mà mật độ quần thể vi khuẩn gần như không thay đổi vì: Ở pha này, vi khuẩn chưa phân chia mà mới bắt đầu thích ứng dần với môi trường, tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào.
- Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng vì: Vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng, mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh, quần thể đạt tốc độ sinh trưởng tối đa, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại.
- Số tế bào chết trong quần thể vi khuẩn tăng dần từ pha cân bằng đến pha suy vong do dinh dưỡng thiếu hụt và cạn kiệt, các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtSinh sản ở vi sinh vật nhân sơ có giống với vi sinh vật nhân thực?
- Giống nhau: Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều là sự tạo ra tế bào vi sinh vật mới; đều có các hình thức là phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
- Khác nhau: Ở vi sinh vật nhân sơ chỉ có hình thức sinh sản vô tính, ở vi sinh vật nhân thực có cả hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính (sinh sản bằng bào tử hữu tính).
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Điểm khác nhau giữa nảy chồi của nấm men so với nảy chồi ở vi khuẩn:
- Ở nấm men, các chồi mọc lên trực tiếp không có các ống rỗng như nảy chồi ở vi khuẩn.
- Sự phân chia vật chất di truyền trong nảy chồi ở nấm men theo kiểu phân bào có thoi vô sắc còn ở vi khuẩn phân bào không có thoi vô sắc.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt