Để thực hiện quy trình chăn nuôi một loại vật nuôi, người chăn nuôi cần tiến hành các biện pháp kĩ thuật nào? Vì sao cần phải có quy trình chăn nuôi?
Để thực hiện quy trình chăn nuôi một loại vật nuôi, người chăn nuôi cần tiến hành các biện pháp kĩ thuật nào? Vì sao cần phải có quy trình chăn nuôi?
Vì sao trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt cần phải chia thành 3 giai đoạn?
Tham khảo:
Để có thể cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.
Việc phân lô, phân đàn và đảm bảo mật độ nuôi trong nuôi dưỡng lợn thịt nhằm mục đích gì?
tiện chăm sóc, nuôi dưỡng
Trả lời bởi Nguyễn Việt DũngVì sao cần phải tiêm phòng vaccine cho lợn nuôi thịt?
Tham khảo:
Để phòng tránh các bệnh nguy hiểm, giúp con vật phát triển tốt hơn.
Hãy nêu kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt áp dụng cho từng giai đoạn sinh trưởng của lợn.
Tham khảo:
Giai đoạn sau cai sữa (7 - 20kg):
- Nhu cầu năng lượng (ME) và protein cao. protein thô 20%, ME 3 300 Kcal/kg.
- Khẩu phần phải được chế biến tốt, cho ăn nhiều bữa/ngày.
Giai đoạn lợn choai (20 - 60kg):
- Khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 16-18%, ME 3 200 Kcal/kg
- Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu
Giai đoạn vỗ béo (60 - 100kg):
- Khẩu phần ăn giảm protein thô 19%, ME 3200 Kcal/kg
- Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu
Người chăn nuôi cần chuẩn bị những gì để đỡ đẻ cho lợn nái?
Tham khảo:
Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ, ô úm
Chuẩn bi dụng cụ đỡ đẻ, dung dịch sát trùng.
Vệ sinh cho lợn nái trước khi sinh
Chuyển lợn nái lên chuồng đẻ
Hãy nêu các kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái.
Tham khảo:
- Giai đoạn mang thai từ 1 đến 90 ngày: khẩu phần ăn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày.
- Giai đoạn từ 91 đến 107 ngày tăng lượng thức ăn lên 2,5 – 3 kg/con/ngày.
- Giai đoạn chưa kì cuối từ 108 ngày đến lúc dẻ cần giảm dần lượng thức ăn từ 3 kg/con/ngày xuống 0,5 kg/con/ngày vào ngày đẻ để tránh chèn ép bào thai và giúp lợn núi dễ đẻ.
- Trong thời gian chửa nên cho nái ăn thêm cỏ, rau xanh để chống táo bón.
- Khi lợn nái đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa.
- Nái đẻ xong nên tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn theo nhu cầu. Thời kì lợn nái nuôi con, thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc hỏng. Mảng ăn, mảng uống phải được vệ sinh sạch sẽ và cung cấp nhiều nước.
Hãy mô tả các bước của quy trình đỡ đẻ, chăm sóc lợn nái và lợn con sau sinh có trong hình 18.2.
1. Biểu hiện lợn nái sắp sinh:
- Cắn phá chuồng (làm tổ).
- Ăn ít hoặc bỏ ăn.
- Bầu vú căng bóp ra tia sữa
- Khi thấy dịch nhờn có phân su thì lợn nái sẽ đẻ trong vòng 30 phút trở lại.
2. Chuẩn bị
- Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ, ô úm
- Chuẩn bi dụng cụ đỡ đẻ, dung dịch sát trùng.
- Vệ sinh cho lợn nái trước khi sinh
- Chuyên lợn nái lên chuồng đẻ
3. Đỡ đẻ:
- Thời gian đẻ 5 – 10 phút/con.
- Can thiệp khó đẻ: sau 1h lợn nái chưa sinh hoặc thời gian đẻ kéo dài.
- Lợn con đẻ ra cần được lau sạch nhót ở miệng, mũi, lau khô toàn thân cắt rốn, bấm răng nanh, chuyển vào ô úm.
4. Chăm sóc lợn nái và lợn con sau sinh:
- Kiểm tra sót nhau ở lợn mẹ.
- Ô úm lợn con có đèn sưởi nhiệt độ 35 °C. Những ngày sau giảm 2 °C/ngày đến ngày thứ 8 duy trì 23-25 °C.
- Cho lợn con bú sữa đầu trong 16h sau sinh (con nhỏ bú trước).
- Tiêm sắt cho lợn con trong 1 – 3 ngày tuổi.
- Thiến lợn đực ở 3 – 7 ngày tuổi.
- Cho tập ăn sớm 4 – 5 ngày tuổi.
- Cai sữa cho lợn con 21 – 28 ngày tuổi.
Vì sao trước khi thả gà, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi cần phải được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ?
Tham khảo:
Để phòng ngừa mọi thứ dịch bệnh do vị trùng, siêu vi trùng và ký sinh trùng gây ra khiến gà bị bệnh, bị chết hàng loạt gây hao tốn thuốc men, công lao chăm sóc.
Hãy quan sát Hình 18.4 và nêu cách úm gà con 1 ngày tuổi.
Tham khảo:
Gà con 1 ngày tuổi sẽ được âm trong quây.
Thời gian úm dao động 14 – 28 ngày. Nhiệt độ quây úm cho gà 1 – 7 ngày tuổi là 32 – 34 C, sau đó giảm xuống 31 - 32 C ở tuần 2, 30 – 31 C ở tuần 3, 28 – 30 C ở tuần 4.
Tham khảo:
Trả lời bởi Nguyễn Việt DũngCần tiến hành các biện pháp kĩ thuật sau:
- Kĩ thuật nuôi dưỡng
- Kĩ thuật chăm sóc
Cần có quy trình chăn nuôi vì:
- Quy trình chăn nuôi đảm bảo rằng các động vật được nuôi bằng cách đúng chuẩn và thức ăn phù hợp, điều này sẽ giúp tăng chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Quy trình chăn nuôi giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất và tăng năng suất, từ đó giảm thiểu các chi phí không cần thiết và tăng thu nhập cho nhà chăn nuôi.