Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Sự thành lập:

 

+ Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu.

+ Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua lập ra nhà Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu => nhà Hồ được thành lập.

- Để xây dựng và bảo vệ đất nước, nhà Hồ đã thực hiện nhiều chính sách cải cách trên các lĩnh vực: chính trị - quốc phòng, kinh tế, xã hội và văn hóa – giáo dục.

- Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến:

+ Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc.

+ Hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Trả lời bởi Minh Duong
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258):

- Ngày 17- 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại.

- Vua Trần Thái Tông ra trận trực tiếp chỉ huy chiến đấu, sau đó chủ động rút lui.

- Ngày 21-1-1258: Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng quân Mông Cổ bị hao mòn dần.

- Ngày 29-1-1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1258):

- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra.

- Từ đầu tháng 2-1285, Trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội) rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.

Tháng 3, 4-1285 Nhân dân thực hiện kế "thanh dã", phối hợp với triều đình chống giặc ở khắp nơi. Quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn

Tháng 5,6-1285 Quân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (lần 2), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương),... 

Kết quả: Toa Đô tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy. Đất nước sạch bóng quân xâm lược. 

Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:

- Vua Trần Nhân Tông đã phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội

- Trần Quốc Tuấn là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Trần Quốc Tuấn đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Trần Quốc Tuấn Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288):

Cuối tháng 12 - 1287, Thoát Hoan dẫn khoảng 30 vạn quân Nguyên theo đường bộ tiến vào nước ta. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.

- Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Quân Nguyên tiến đánh quân cứ quân Trần, lùng bắt vua Trần nhưng thất bại.

- Tháng 2-1288, Trần Khánh Dư mai phục, tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. 

- Từ tháng 3-1288, nhà Trần phản công ở nhiều nơi, giành thắng lợi quyết định trận Bạch Đằng. 

Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:

- Đoán biết được quân Nguyên sẽ xâm lược trở lại, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần Nhân Tông lệnh cho các vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lượng. 

- Trần Quốc Tuấn là Tổng chỉ huy trường quân đội, tổ chức nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn tập. Đồng thời cũng có những kế sách chống giặc hiệu quả: đóng cọc sông Bạch Đằng

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên:

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Việt Nam

- Do tinh thần đoàn kết của quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần và các tầng lớp nhân dân.

- Vai trò lãnh đạo, tài chỉ huy của các vua Trần cùng các tướng lĩnh  như Trần Thủ Độ, Lê Phụ Trần, Trần Quốc Tuấn,...

Ý nghĩa lịch sử của ba lần nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên:

- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông-Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt. 

- Khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm. 

- Thắng lợi này góp phần làm suy yếu đế quốc Mông-Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác. 

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nội dung

Diễn biến

Kết quả

Ý nghĩa

Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ nhất

- Tháng 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta. Theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên tiến vào Thăng Long.

- Trước thế giặc mạnh quân ta rút khỏi Thăng Long lui về Thiên Mạc (Hà Nam) và thực hiện "vườn không nhà trống".

- Giặc chiếm đc Thăng Long nhưng bị thiếu lương thực.

- Ta bất ngờ mở cuộc phản công ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

quân Mông - Nguyên rút chạy về nước.

Làm thất bại âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ


 

Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai

- Tháng 1/1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân xâm lược nước ta.

- Ta rút về Thiên Trường và thực hiện "vườn không nhà trống".

- Giặc:

+ Toa Đô đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa.

+ Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam → tạo thế gọng kìm.

- Quân ta chiến đấu dũng cảm → Giặc bị động khó khăn.

- Tháng 5/1285: ta phản công ở nhiều nơi → Giải phóng Thăng Long.

- Ta chiến thắng hơn 50 vạn quân Nguyên.

- Giặc: một số bị chết, số còn lại chạy về nước.


 
 

Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ ba

- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi thuyền lương của địch.

- Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

- Tháng 4/1288: Giặc kéo vào sông Bạch Đằng:

+ Ta nhử giặc vào trận địa cọc ngầm.

+ Nước rút ta đánh trả, thuyền giặc xô vào nhau chìm đắm.

+ Ta đánh từ hai bên bờ.

- Ô Mã Nhi bị bắt sống, nhiều tên bị giết.

- Cuộc kháng chiến lần 3 kết thúc thắng lợi.

- Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân, dân ta

 

- Đập tan mộng xâm lược, kết thúc thắng lợi vẻ vang

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn sinh khoảng năm 1228. Cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại vương gắn liền với cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược Nguyên Mông của nhân dân Đại Việt. Vào thế kỷ XIII, quân Nguyên Mông đã ba lần xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (năm 1258) Hưng Đạo Đại vương được giao quyền tiết chế, chỉ huy các tướng bảo vệ biên giới. Cuộc kháng chiến lần hai (năm 1285) và lần ba (năm 1288), ông được vua Trần phong chức Quốc Công tiết chế tổng chỉ huy quân đội, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Nguyên Mông.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Cụ thể:

Công tác giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ được phát huy. 

Tinh thần yêu nước, đoàn kết được phát huy tối đa, và hiệu quả tạo thêm lòng tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt