Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Học ở trường, ở lớp...

- Học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Học ở trường vừa học vừa làm;

- Tự học qua sách báo, bạn bè, vô tuyến;

- Học ở lớp học tình thương.

Trả lời bởi Phạm Gia Huy
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Mậu Tấn, Huỳnh Thị Thảnh,.... Những người này tuy đã tàn tật nhưng vẫn quan tâm tới việc học

Trả lời bởi Phạm Gia Huy
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập.

- Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức:

+ Trẻ khuyết tật có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn... Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật.

+ Trẻ có hoàn cảnh khó khăn:

Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên. Học ở trung tâm vừa học vừa làm. Tự học qua sách báo, bạn bè... Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, thanh niên tình nguyện dạy.



Trả lời bởi Phạm Gia Huy
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Trong hoàn cảnh đó em chấp nhận nghỉ học để có thời gian lao động giúp bố và nuôi các em. Em sẽ tự học vào những lúc rảnh rỗi. Ban ngày đi lao động kiếm sống, ban đêm em sẽ theo học ở các lớp học tình thương để tiếp tục việc học tập của mình.

Trả lời bởi Phạm Gia Huy
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Ý thức thứ nhất và hai là sai.

- Ý đúng là ý thứ 3: Ngoài giờ học ở trường, có thời gian học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện thể thao.

Có nghĩa là bản thân phải biết cân đôi giữa nhiệm vụ học tập với những nhiệm vụ khác, phải say mê, kiên trì và tự học, phải có phương pháp học tập đúng đắn. Tuy nhiên chỉ học trên lớp chưa đủ mà phải học cả ở nhà, ngoài học tập phải biết giúp đỡ cha mẹ làm những công việc vừa sức mình và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để tinh thần vui vẻ, có sức khoẻ thì mới học tập tốt.

Trả lời bởi Phạm Gia Huy
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)
TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
CA DAO:
- Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
- Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
- Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
- Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
- Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
DANH NGÔN:
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.
( N. CRÚP-XCAI-A )
- Học, học nữa, học mãi.
( V.I.LÊ-NIN )
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.
( PA-SCAN )
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình.
( G. GỚT )
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm.
( A. LU-NA-SÁC-XKI )
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương.
( LÊ-Ô-NA )
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình.
( A. NA-VÔI ) Trả lời bởi Phạm Gia Huy