Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà.
Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà.
Bệnh cầu trùng gà có thể điều trị được bằng cách nào?
Tham khảo:
Cách điều trị: Áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Trong đơn thuốc thường có một loại thuốc đặc trị bệnh cấu trùng cho gia cầm kết hợp với các chất bổ trợ khác như glucose, vitamin,... Nên dùng loại thuốc đặc trị khác với loại đã dùng khi phỏng bệnh để đảm bảo cho hiệu quả tốt hơn.
Hãy nêu các biện pháp phòng và trị bệnh cúm gia cầm.
Tham khảo:
Phòng bệnh:
- Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín
- Bảo hộ lao động
- Vaccine
- Dinh dưỡng Vệ sinh Không thả rông Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm
Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm. Khi nghi ngờ gia cầm bị bệnh cần:
- Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
- Cách là triệt để không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển gia cầm từ nơi khác về.
- Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh, vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
Hình 14.3 thể hiện những biểu hiện đặc trưng bào của bệnh cầu trùng gà?
Tham khảo:
Phân toàn máu, con vật gầy rộc, mào, da nhợt nhạt, xù lông, mắt nhắm nghiền
Hãy phân tích ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm trong Hình 14.2.
Tham khảo:
- Bảo hộ lao động: Các công việc trong ngành chăn nuôi gia cầm thường liên quan đến tiếp xúc với chất bẩn và bệnh tật. Bảo hộ lao động giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi các tác động tiêu cực của các tác nhân gây bệnh, như khí độc, bụi, vi khuẩn, virus. Ngoài ra, việc sử dụng bảo hộ lao động phù hợp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người lao động trong quá trình tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh.
- Vaccine: Việc tiêm vaccine là một phương pháp quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Khi được tiêm vào cơ thể, vaccine kích thích miễn dịch phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu cơ thể sau đó tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt và sử dụng các kháng thể đã tạo ra để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
- Không thả rông: Việc không thả rông được xem là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát sự lây lan của các bệnh tật và giảm thiểu tác động của chăn nuôi đến môi trường. Nếu các động vật được kiểm soát và quản lý trong các khu vực nhất định, thì việc theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của chúng sẽ dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ lây lan bệnh tật đến các động vật khác và con người.
- Không chăn nuôi nhiều loại gia cầm: Khi chăn nuôi nhiều loại gia cầm trong cùng một khu vực, các loại gia cầm này có thể lây lan bệnh tật cho nhau. Điều này xảy ra khi các loại gia cầm có sức đề kháng thấp hoặc có bệnh tật, virus hoặc vi khuẩn chưa được phát hiện. Việc giữ chăn nuôi riêng cho từng loại gia cầm sẽ giúp hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa các loại gia cầm khác nhau, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh và đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm.
Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh cúm gia cầm.
Tham khảo:
Mầm bệnh là virus cúm nhóm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có 2 kháng nguyên bề mặt là H (Haemagglutinin) và N (Neuraminidase). Mầm bệnh tồn tại vài tuần trong chất hữu cơ ở môi trường tự nhiên và bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường. Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo 2 dường chính là hô hấp và tiêu hoá
Căn cứ vào đâu để nhận biết được con vật mắc bệnh cúm gia cầm?
Tham khảo:
Căn cứ vào những biểu hiện đặc trưng của bệnh như: Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng,quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Sau từ 1 đến 3 ngày thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở. Mào sung tích nước, đỏ sẫm. Da chân có xuất huyết đỏ là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh. Khi mổ khám có thể thấy xuất huyết tràn lan ở phối, tim, gan, lách, thận và dường tiêu hoá. Chẩn đoán bệnh căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh và kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định mầm bệnh.
Hãy kể tên một số bệnh ở gia cầm mà em biết.
Tham khảo:
Bệnh cầu trùng gà
Bệnh dịch tả vịt.
Bệnh đầu đen.
Bệnh đậu gà
Bệnh gà rù Bệnh Gumboro
Bệnh gút trên gia cầm.
Bệnh lỵ trên gia cầm.
Hãy chọn biểu hiện đặc trưng thích hợp của bệnh cúm gia cầm để đặt tên cho các ảnh trong hình 14.1
Tham khảo:
Hình a: con vật ủ rũ; mào sưng tích nước, đỏ sẫm
Hình b: Da chân có xuất huyết đỏ
Căn cứ vào đâu để nhận biết được gà mắc bệnh cầu trùng?
1. Lông gà xơ và mất sáng: Gà bị cầu trùng thường có lông xơ, mất sáng và không bóng. Lông có thể trở nên nhợt nhạt và mất màu.
2. Mất năng lượng và sức đề kháng: Gà bị cầu trùng thường mất năng lượng, yếu đuối và ít hoạt động. Gà có thể không muốn ăn hoặc ăn ít, và có thể thấy mất cân nặng.
3. Mắt và mũi chảy nước: Gà bị cầu trùng có thể có mắt và mũi chảy nước. Đôi khi, mắt có thể bị sưng và có màu đỏ.
4. Phân lỏng và màu sáng: Gà bị cầu trùng thường có phân lỏng và màu sáng hơn bình thường.
5. Sự thay đổi trong hành vi: Gà bị cầu trùng có thể thay đổi hành vi, như mất hứng thú, ít di chuyển và thường ngồi im một chỗ.
Trả lời bởi Richardosonumiel
Tham khảo:
Trả lời bởi Nguyễn Việt DũngCăn cứ vào biểu hiện của gà: Lúc đầu gà uống nhiều nước, tiêu chảy với phân chứa thức ăn không tiêu, sau đó vài ngày thì chuyển sang dạng sáp nâu, phân sống, lẫn máu và cuối cùng phân toàn máu. Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xù lông, sẽ cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức. Khi mổ khám có thể thấy xác gầy, ướt, thiếu máu; manh tràng và ruột non xuất huyết tràn lan và chứa nhiều máu.