Xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong phản ứng (1), (2). Cho biết nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi hóa.
Xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong phản ứng (1), (2). Cho biết nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi hóa.
Nguyên tố Cl thể hiện bao nhiêu số oxi hóa trong phản ứng (3)?
(3) Cl20 + 2NaOH → Na+O2-Cl+ + Na+Cl- + H2O
Nguyên tố Cl thể hiện 3 số oxi hóa trong phản ứng (3).
Trả lời bởi Hà Quang MinhXác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong của hợp chất: Fe2O3, Na2CO3, KAl(SO4)2.
- Fe2O3
Gọi x là số oxi hóa của Fe, theo quy tắc 1 và 2 có:
2.x + 3.(-2) = 0 → x = +3.
Vậy số oxi hóa của Fe là +3, của O là -2.
- Na2CO3
Gọi x là số oxi hóa của C, theo quy tắc 1 và 2 có:
2.(+1) + 1.x + 3.(-2) = 0 → x = +4.
Vậy số oxi hóa của Na là +1, của C là +4, của O là -2.
- KAl(SO4)2
Gọi x là số oxi hóa của S, theo quy tắc 1 và 2 có:
1.(+1) + 1.(+3) + 2[1.x + 4.(-2)] = 0 → x = +6.
Vậy số oxi hóa của K là +1, của Al là +3, của S là +6, của O là -2.
Trả lời bởi Hà Quang MinhDựa vào độ âm điện, giải thích vì sao công thức ion giả định của OF2 là F-O2+F- mà không phải là F+O2-F+.
Độ âm điện của F (3,98) lớn hơn O (3,44) nên nguyên tử F mang phần điện tích âm còn nguyên tử O mang phần điện tích dương.
Trả lời bởi Hà Quang MinhXác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong các ion: NO3-, NH4+, MnO4-.
- NO3-
Gọi x là số oxi hóa của N, theo quy tắc 1 và 2 có:
1.x + 3.(-2) = -1 → x = +5.
Vậy số oxi hóa của N là +5, của O là -2.
- NH4+
Gọi x là số oxi hóa của N, theo quy tắc 1 và 2 có:
1.x + 4.(+1) = +1 → x = -3.
Vậy số oxi hóa của N là -3, của H là +1.
- MnO4-
Gọi x là số oxi hóa của Mn, theo quy tắc 1 và 2 có:
1.x + 4.(-2) = -1 → x = +7.
Vậy số oxi hóa của Mn là +7, của O là -2
Trả lời bởi Hà Quang MinhDựa theo quy tắc octet, giải thích vì sao số oxi hóa của O là -2, của kim loại nhóm IA là +1, của kim loại nhóm IIA là +2 và của Al là +3.
- Nguyên tử O với cấu hình electron là 1s22s22p4, có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhận thêm 2 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của O là -2.
O + 2e → O2-
- Nguyên tử kim loại nhóm IA có cấu hình electron chung là ns1, có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhường đi 1 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của kim loại nhóm IA là +1.
- Nguyên tử kim loại nhóm IIA có cấu hình electron chung là ns2, có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhường đi 2 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của kim loại nhóm IIA là +2.
- Nguyên tử Al với cấu hình electron là [Ne]3s23p1, có 3 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhường đi 3 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của Al là +3.
Al → Al3+ + 3e
Trả lời bởi Hà Quang MinhXác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử nguyên tố trong các hợp chất ion Al2O3, CaF2.
- Al2O3: Số oxi hóa của O là -2.
Gọi a là số oxi hóa của Al. Áp dụng quy tắc 1 và 2
=> a.2 + (-2).3 = 0 → x = +3
Vậy số oxi hóa của O là -2, Al là +3
- CaF2
Gọi x là số oxi hóa của F, theo quy tắc 1 và 2 có:
1.(+2) + 2.x = 0 → x = -1.
Vậy số oxi hóa của Ca là +2, của F là -1.
Trả lời bởi Hà Quang MinhQuá trình bị gỉ của đinh ốc ngoài không khí được mô tả như hình dưới đây:
Trong quá trình này, hãy cho biết nguyên tử nguyên tố nào nhường electron, nguyên tố nào nhận electron. Giải thích.
PT: 3O2 + 4Fe + 6H2O → 4Fe(OH)3↓
Fe → Fe3+ + 3e (nhường electron).
O2 + 4e → 2O2- (nhận electron).
Trả lời bởi Hà Quang MinhXác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong hợp chất sau: N = O, CH4.
- N = O có công thức ion giả định là N2+O2-
Vậy số oxi hóa của N là +2, O là -2.
- CH4 có công thức ion giả định là C4-H4+
Vậy số oxi hóa của C là -4, H là +1.
Trả lời bởi Hà Quang MinhXác định số oxi hóa của mỗi nguyên tố trong NH3 theo cách 2.
Bước 1: Viết cấu hình electron của N (Z = 7) và H (Z = 1)
N (Z = 7): 1s22s22p3
H (Z = 1): 1s1
Bước 2: Biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho NH3
H có 1e ở lớp electron ngoài cùng, N có 5e ở lớp electron ngoài cùng.
⟹ Mỗi nguyên tử góp chung 1e để đạt cấu hình khí hiếm bền vững.
Bước 3: Công thức Lewis của NH3
NH3 có công thức ion giả định là N3-H3+
Vậy số oxi hóa của N là -3, của H là +1.
Trả lời bởi Hà Quang Minh
(1) 2Ag0 + Cl20 → 2Ag+Cl-
Nguyên tố Ag và Cl thay đổi số oxi hóa.
(2) 2Ag+N5+O32- + Ba2+Cl2- → 2Ag+Cl- + Ba2+(N5+O32-)2
Không có nguyên tố nào thay đổi số oxi hóa.
Trả lời bởi Hà Quang Minh