Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 13. Chính quyền địa phương

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

+ A. Uỷ ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền sáp nhập xã A thuộc huyện Y của tỉnh Z vào thị trấn X thuộc huyện Y của tỉnh Z.

Không đồng ý. Bởi vì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

+ B. Nếu gia đình anh B xảy ra tranh chấp vẻ đất đai với hàng xóm thì gia đình anh Ð cần đến Uỷ ban nhân dân để giải quyết.

Đồng ý. Bởi vì Ủy ban nhân dân tiếp nhận và giải quyết các vấn đề của người dân địa phương.

+ C. Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường là cơ quan xét xử những hành vi trái pháp luật về môi trường của công ty X ở địa phương.

Không đồng ý. Bởi vì đây là nhiệm vụ của UBNN cấp tỉnh

+ D. Khi phát hiện ông D có hành vi tuyên truyền tài liệu có nội dung nói xấu chính quyền, anh V đã đến Uỷ ban nhân dân xã để khiếu nại.

Đồng ý. Bởi vì Ủy ban nhân dân tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người dân địa phương.

+ E. Sau khi tốt nghiệp đại học, Chị C muốn công chứng các loại giấy tờ để làm hồ sơ xin việc thì phải đến Uỷ ban nhân dân.

Đồng ý. Bởi vì Ủy ban nhân dân tiếp nhận công chứng các loại giấy tờ của người dân địa phương.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những điều kiện để công dân Việt Nam có quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân:

+ Quyền bầu cử: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử.

+ Quyền ứng cử: Công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân bởi vì công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Cơ quan có trách nhiệm bầu cử Uỷ ban nhân dân các cấp là Hội đồng nhân dân cùng cấp.

b) Vị trí, chức năng của Uỷ ban nhân dân ở từng cấp:

+ Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Khẳng định không đúng khi nói về Hội đồng nhân dân là: A. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Bởi vì Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)  Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân theo từng cấp tương ứng:

b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân ở từng cấp giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng:

+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Chính phủ.

+ Uỷ ban nhân dân các cấp dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

c) Nguyên nguyên tắc hoạt động của Uỷ ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương: Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng, thể hiện qua các hoạt động tập thể của Uỷ ban nhân dân; hoạt động của Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban nhân dân.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri: đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

b) Các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân:

+ Hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng các kì họp Hội đồng nhân dân (mỗi năm ít nhất hai kì).

+ Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

+ Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

c) Cách thức hoạt động: Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra.

b) Vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân ở từng cấp:

+ Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

+ Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

+ Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hội đồng nhân dân: gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

- Ủy ban nhân dân:  do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính gồm 3 cấp:

+ Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm:

+ Chủ tịch.

+ Phó Chủ tịch.

+ Thường trực Hồi đồng nhân dân (Các ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân).

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương bằng những hành động cụ thể như:

+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, môi trường,...

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.

+ Có ý thức tham gia vào công việc quản lí nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuôi.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương; đấu tranh phê phán các hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.

b) Các hoạt động của đoàn viên, thanh niên của địa phương em:

+ Hoạt động từ thiện, hổ trợ các gia đình khó khăn ở địa phương, hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa Nhà nhân ái.

+ Hoạt dộng dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm.

+ Các hoạt động chung tay xây dựng nông thôn mới.

Trả lời bởi datcoder