Em hãy chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà em biết hoặc chứng kiến và nêu nhân xét của em về tình huống đó.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Em hãy chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà em biết hoặc chứng kiến và nêu nhân xét của em về tình huống đó.
Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:
1/ Theo em, người cảnh sát giao thông có nên bỏ qua lỗi của anh T không? Vì sao?
2/ Quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được thể hiện như thế nào trong tình huống trên?
1. Theo em, người cảnh sát giao thông không nên bỏ qua lỗi của anh T. Vì vượt đèn đỏ rất nguy hiểm cho chính anh T và người tham gia giao thông. Đây là quy tắc xử sự chung bắt buộc tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc ở mọi nơi, vào bất kỳ thời gian nào. Nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt.
2. Trong tình huống trên, quy tắc xử sự bắt buộc chung được thể hiện ở chỗ bất kể vì lí do gì, khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc luật giao thông ở mọi nơi, vào bất kỳ thời gian nào. Nếu không tuân thủ quy định sẽ bị xử phạt.
Trả lời bởi datcoderEm hãy đọc trường hợp sau, kết hợp với khái niệm pháp luật để trả lời câu hỏi:
Sợ muộn giờ, N (15 tuổi) lấy xe máy của bố đi học. Đến ngã tư, N bị chú cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe vì không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Qua kiểm tra, N mắc thêm lỗi là sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi. N bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
1/ Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phố biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong trường hợp này?
2/ Để các quy phạm phố biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?
3/ Nêu ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật.
1. N bị xử phạt vì chưa đủ tuổi để sử dụng xe máy và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Trong trường hợp trên tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện: Là mỗi người dân khi điều khiển mô tô, xe máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhà nước cũng quy định về độ tuổi được tham gia điều khiển xe máy. Theo như quy định trên thì tối thiểu phải là người đủ 16 tuổi mới được lái xe, tuy nhiên nên lưu ý ở độ tuổi này thì chỉ được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên,.. Các trường hợp khác khi cho trẻ lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa đủ các giấy tờ cần thiết sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
2. Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức:
- Pháp luật phải thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền do hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3.
- Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật và thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu những quy tắc sử dụng chung mang tính phổ biến.
VD: pháp luật quy định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.
- Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
VD: hiến pháp, bộ luật: quốc hội mới có quyền ban hành.
- Tính bắt buộc: pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý theo quy định.
VD:
+ Luật hôn nhân và gia đình nghiêm cấm con cái ngược đãi cha mẹ ông bà ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
+ Luật giao thông chỉ định người dân khi đi hoặc ngồi xe gắn máy, xe mô tô bắt buộc phải mang nón bảo hiểm ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Trả lời bởi datcoderEm hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Nhận được phản ánh của người dân, Thanh tra Môi trường đã kiểm tra, phát hiện trong quá trình sản xuất, Công ty Hóa chất A đã trực tiếp xả thải các chất độc hại ra dòng sông làm cho cá chết hàng loạt nên đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Ngoài số tiền phạt, Công ty Hóa chất A còn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, báo cáo kết quả khắc phục hậu quả vi phạm; đồng thời phải tạm dừng sản xuất cho đến khi hoàn thiện việc xây dựng hệ thống xử lí chất thải theo quy định của pháp luật.
1/ Hành vi xả thải chất độc vào môi trường của Công ty Hóa chất A đã vi phạm quy định của luật nào? Việc xử phạt đối với Công ty Hóa chất A có tác dụng như thế nào?
2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của Nhà nước mà em biết.
1. Hành vi xả thải chất độc vào môi trường của công ty hoá chất A đã vi phạm quy định của luật Bảo vệ môi trường. Việc xử phạt đối với Công ty hoá chất A có tác dụng khiển trách, răn đe, bảo vệ môi trường và làm gương cho các công ty khác tránh không phạm luật bảo vệ môi trường.
2. Một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của nhà nước mà em biết như:
- Công ty thì phải nộp các loại thuế ( thuế GTGT, thuế TNDN, Thuế môn bài…)
- Công dân đủ 18 tuổi mới được đăng ký kết hôn
- Trẻ em đủ 6 tuổi sẽ được đi học
- Công dân có bằng lái xe mới được điều khiển xe máy….
Trả lời bởi datcoderEm hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1/ Theo em, pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B như thế nào?
2/ Em hãy nêu ý nghĩa của việc pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
1. Pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B là: buộc công ty X phải tiếp nhận lại anh B, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ của anh và hoàn trả anh các chế độ theo quy định.
2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân:
- Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
- Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trả lời bởi datcoderEm hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật? Vì sao?
a. Người lao động có các quyên: làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề nâng cao trình độ nghề nghiệp: không bị phân biệt đối xử.... (Điều a Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).
b. Đoàn viên có nhiệm vụ: Luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng vả bảo vệ Tổ quốc. (Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoản Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13 — 12 - 2017)
c. Khi giao dịch với khách hảng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc để khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến giao dịch tại công ty. (Điều 3 Nội quy Công ty Y)
d. Điều kiện tham dự Đại hội Cổ đông: cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cỏ đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cỏ đồng tại ngảy chốt quyền tham dự Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật. (Điều 3 Quy chế tỏ chức Đại hội Cổ đông thường niên Công ty cổ phần X)
- Nội dung a. Là quy định pháp luật vì Bộ luật Lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- Nội dung b. Không phải là quy định pháp luật và quy định này chỉ áp dụng đối với đoàn viên trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Nội dung c. Không phải là quy định pháp luật vì đây là nội quy của Công tyY và chỉ áp dụng với các thành viên trong Công ty Y.
- Nội dung d. Không phải là quy định pháp luật vì đây chỉ là quy định trích từ Quy chế tổ chức Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần X và chỉ áp dụng đối với các cổ đông trong thời gian đại hội cổ đông.
Trả lời bởi datcoderEm hãy chỉ ra các đặc điểm của pháp luật thê hiện trong các quy định sau:
a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).
b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đỉnh và cá nhân (Khoản 1 Điểu 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. (Khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).
a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).
=> Không được bắt trẻ chưa đủ tuổi lao động đi làm việc.
b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân (Khoản 1 Điểu 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
=> Bảo vệ môi trường tránh bị ô nhiễm.
c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. (Khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).
=> Bảo vệ quyền lợi trẻ em.
Trả lời bởi datcoderEm hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chắp hành pháp luật.
b. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ một nhóm người trong xã hội.
c. Công dân đủ 18 tuổi trở lên mới phải thực hiện đúng pháp luật.
d. Không cần pháp luật, Nhà nước có thể quản lí xã hội bằng các phương tiện khác như: ban hành kế hoạch, tưyên truyền, giáo dục, thuyết phục.
e. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
a. Đúng vì pháp luật là những điều lệ ban hành định hướng các mối quan hệ xã hội cần theo một khuôn khổ thống nhất.
b. Sai. Vì pháp luật được ban hành để bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân.
c. Sai. Mọi công dân đều phải thực hiện đúng pháp luật.
d. Sai. Vì nếu không có pháp luật thì công dân sẽ không chấp hành theo những những kế hoạch hay lời tuyên truyền...
e. Đúng. Công dân có quyền thực hiện nghĩa vụ và lợi ích của mình theo pháp luật.
Trả lời bởi datcoderEm hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp sau:
a. Kết thúc buổi liên hoan gặp gỡ kỉ niệm 20 năm ngày ra trường. trên đường lái xe về nhà, anh H cùng người bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe đẻ kiểm tra nồng độ cồn. Do trong buổi liên hoan, anh H và bạn đã uống rượu bia nên kết quả hơi thở của hai người đều có nỏng độ côn vượt quá 0,4 miligam/1 lit khi thở. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt mỗi người 6 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng theo quy định của pháp luật.
Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông?
b. Qua kiểm tra, Công an tỉnh H phát hiện cơ sở Y sản xuất, kinh doanh rượu không có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ. Tại thời đểm kiểm tra, trong kho hàng của cơ sở có một số thùng phuy nhựa chứa 1 000 lít rượu không có tem nhãn hàng hoá theo quy định và 75 kg men không rõ nguồn góc xuất xứ, chủ cơ sở không xuắt trinh được hỏ sơ phép li liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Cóng an tỉnh H đã lập biên bản và xử phạt hành chính đối với hành vị kinh doanh hảng hoá không rõ nguồn góc xuất xử của cơ sở Y theo quy định pháp luật.
Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm?
a. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông: hạn chế xảy ra các tai nạn giao thông, giúp người tham gia giao thông ý thức hơn và chấp hành tốt các quy định ban hành.
b. Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm: để tránh trường hợp người dân phải sử dụng các loại thực phẩm không nguồn gốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, là bài học cho những người nhập hàng không rõ nguồn gốc.
Trả lời bởi datcoderGiải đáp pháp luật
Khi quan sát các phương tiện tham gia giao thông tại một ngã tư, H thắc mắc: “Tại sao các phương tiện giao thồng đều phải dừng khi có tin hiệu đèn đỏ nhưng xe cứu thương. xe cứu hoả đang làm nhiệm vụ vẫn đi binh thưởng?”.
Theo em, xe cứu thương, xe cửu hoả trong trường hợp trên có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao?
Xe cứu thương, xe cứu hỏa trong trường hợp trên không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Vì xe cứu hỏa và xe cứu thương trong trường hợp này là đang đi cứu người gặp nguy hiểm nên việc ưu tiên cho 2 loại xe này là hoàn toàn chính xác.
Trả lời bởi datcoder
- H là thợ điện, dựng xe máy loại xe LEAD có giá trị 35 triệu đồng ở rìa đường để trèo lên cột điện sửa chữa điện nhưng quên không rút chìa khoá. C đi qua thấy vậy liền tiến đến xe máy của H, gạt chân chống xe lên rồi nổ xe phóng đi. H ở trên cột điện nhìn thấy C lấy xe máy của mình nhưng không làm gì được.
- C có hành vi công khai, ngang nhiên, trắng trợn chiếm đoạt tài sản (lấy xe máy của H có giá trị 35 triệu đồng), H là chủ xe máy biết là C lấy xe máy của mình mà không thể giữ được. Hành vi đó của C là hành vi công nhiêm chiếm đoạt tài sản. Do đó C đã phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trả lời bởi datcoder