Nếu lần lượt thay điện trở trong sơ đồ mạch điện ở hình bên bằng các điện trở khác nhau thì số chỉ của ampe kế có thay đổi không?
Nếu thay đổi nguồn điện khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở có thay đổi không?
Nếu lần lượt thay điện trở trong sơ đồ mạch điện ở hình bên bằng các điện trở khác nhau thì số chỉ của ampe kế có thay đổi không?
Nếu thay đổi nguồn điện khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở có thay đổi không?
Thí nghiệm tìm hiều tính chất của điện trở
Chuẩn bị:
- Nguồn điện một chiều 12 V;
- Một bóng đèn 2,5 V;
- Ba vật dẫn là ba điện trở R1, R2, R3;
- Công tắc, các dây nối.
Tiến hành:
- Mắc điện trở R1 vào mạch điện theo sơ đồ Hình 11.1.
- Đóng công tắc, quan sát độ sáng của bóng đèn và ghi vào vở theo mẫu bảng 11.1.
- Lần lượt thay điện trở R1 bằng điện trở R2 và R3, trong mỗi trường hợp hãy quan sát độ sáng của bóng đèn và ghi vào vở theo mẫu Bảng 11.1.
Thực hiện yêu cầu sau:
So sánh độ sáng của bóng đèn trong 3 trường hợp, rút ra kết luận về tính chất của điện trở.
- Giả sử R1 < R2 < R3, ta có:
Vật dẫn | Mô tả độ sáng của bóng đèn |
Điện trở R1 | Mạnh |
Điện trở R2 | Bình thường |
Điện trở R3 | Yếu |
- Ta thấy: Bóng đèn ở TH1 sáng hơn bóng đèn ở TH2, bóng đèn ở TH2 sáng hơn bóng đèn ở TH3. Điện trở càng lớn thì độ sáng của bóng đèn càng yếu.
Trả lời bởi datcoderTrả lời câu hỏi thứ nhất nêu ở phần mở bài.
Nếu lần lượt thay điện trở trong sơ đồ mạch điện ở hình bên bằng các điện trở khác nhau thì số chỉ của ampe kế có thay đổi vì mỗi điện trở có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau.
Trả lời bởi datcoderThí nghiệm tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Chuẩn bị:
- Nguồn điện một chiều 12 V;
- Một ampe kế và một vôn kế;
- Vật dẫn là một điện trở;
- Công tắc, các dây nối.
Tiến hành:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ Hình 11.2.
- Đóng khóa K, điều chỉnh biến trở để hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB lần lượt là 0 V, 3 V, 6 V, 9 V, 12 V. Ghi lại số chỉ của ampe kế mỗi lần đo vào vở theo mẫu tương tự Bảng 11.2.
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nhận xét sự thay đổi cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
2. Rút ra mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
3. Hãy dự đoán giá trị của cường độ dòng điện trong các ô còn trống minh họa ở Bảng 11.2.
1. Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn thì cường độ dòng điện cũng thay đổi theo.
2. Cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
3. Dựa vào tỉ lệ: \(\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{U_2}{I_2}=\dfrac{U_3}{I_3}=\dfrac{U_4}{I_4}\) ta tìm được các giá trị cường độ dòng điện tương ứng với hiệu điện thế.
Ta có:
Bảng 11.2:
Lần đo | U (V) | I (A) |
1 | 0 | 0,0 |
2 | 3 | 0,5 |
3 | 6 | 1 |
4 | 9 | 1,5 |
5 | 12 | 2 |
1. Chọn trục tung biểu diễn các giá trị của cường độ dòng điện I (A); trục hoành biểu diễn các giá trị của hiệu điện thế U (V) (Hình 11.2). Sử dụng số liệu thu được từ thí nghiệm, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.
2. Nhận xét đồ thị:
- Đồ thị là đường cong hay đường thẳng?
- Đồ thị có đi qua gốc toạ độ không?
Từ số liệu thu được ở Bảng 11.2, xác định thương số \(\dfrac{U}{I}\) đối với mỗi lần đo. Có nhận xét gì về giá trị thương số \(\dfrac{U}{I}\)?
Bảng 11.2:
Lần đo | U (V) | I (A) | \(\dfrac{U}{I}\) |
1 | 0 | 0,0 | 0 |
2 | 3 | 0,5 | 6 |
3 | 6 | 1 | 6 |
4 | 9 | 1,5 | 6 |
5 | 12 | 2 | 6 |
Nhận xét: Thương số \(\dfrac{U}{I}\) không đổi đối với mỗi đoạn dây dẫn.
Trả lời bởi datcoderMột bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện đi qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là U = I.R = 0,5.12 = 6 V.
Trả lời bởi datcoderKhi hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch là 2 V thì cường độ dòng điện đi qua là 0,4 A. Hỏi hiệu điện thế sẽ phải bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện đi qua đoạn mạch là 0,8 A?
Ta có: \(\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{U_2}{I_1}\Rightarrow U_2=\dfrac{U_1.I_2}{I_1}=\dfrac{2.0,8}{0,4}=4V\)
Trả lời bởi datcoderCó hai đoạn dây dẫn bằng đồng, dây thứ nhất có chiều dài bằng một nửa dây thứ hai, nhưng lại có tiết diện gấp đôi tiết diện của dây thứ hai. So sánh điện trở của hai dây dẫn đó.
Điện trở của dây dẫn thứ nhất là: \(R_1=\rho_1.\dfrac{l_1}{S_1}\) (1)
Điện trở của dây dẫn thứ hai là: \(R_2=\rho_2.\dfrac{l_2}{S_2}\) (2)
Mà ρ1 = ρ2; \(l_1=\dfrac{l_2}{2};S_1=2S_2\).
Lấy \(\dfrac{\left(1\right)}{\left(2\right)}\Leftrightarrow\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1}{S_1}.\dfrac{S_2}{l_2}=\dfrac{1}{4}\Rightarrow R_2=4R_1\)
Điện trở của dây dẫn thứ hai lớn gấp 4 lần điện trở của dây dẫn thứ nhất.
Trả lời bởi datcoderTính điện trở của một đoạn dây dẫn bằng đồng có chiều dài 150 m, tiết diện là 2 mm2, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ωm.
Điện trở của dây dẫn là:
\(R=\rho.\dfrac{l}{S}=1,7.10^{-8}.\dfrac{150}{2.10^{-6}}=1,275\Omega\)
Trả lời bởi datcoder
- Nếu lần lượt thay điện trở trong sơ đồ mạch điện ở hình bên bằng các điện trở khác nhau thì số chỉ của ampe kế có thay đổi vì điện trở khác nhau có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau.
- Nếu thay đổi nguồn điện khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở có thay đổi vì nguồn điện khác nhau sẽ cung cấp dòng điện có độ mạnh yếu khác nhau.
Trả lời bởi datcoder