Bài 1: Nhập môn hóa học

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.

- Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất

   + Là nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong

   + Làm vật liệu xây dựng

   + Ngành y tế: thuốc phòng, chữa bệnh cho người, chỉ khâu tự tiêu dùng trong y khoa

   + Làm mĩ phẩm, phân bón cho cây trồng

   + Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- Phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học một cách hiệu quả

   + Phương pháp học tập: (1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết, (2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm, (3) Phương pháp luyện tập, ôn tập, (4) Phương pháp học tập trải nghiệm

   + Phương pháp nghiên cứu hóa học: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu, (2) Nêu giả thuyết khoa học, (3) Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng), (4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

(a) – Lá nhôm: Al ⇒ Chỉ có 1 nguyên tố Al ⇒ Đơn chất

(b) – Bình khí nitrogen: N2 ⇒ Chỉ có 1 nguyên tố N ⇒ Đơn chất

(c) – Cốc nước: H2O ⇒ Có 2 nguyên tố là H và O ⇒ Hợp chất

(d) – Muối ăn: NaCl ⇒ Có 2 nguyên tố là Na và Cl ⇒ Hợp chất

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

(a) – Các hạt sắp xếp chặt khít nhau

(b) – Các hạt sắp xếp khít nhau nhưng lỏng lẻo

(c) – Các hạt chạy hỗn loạn, tách rời nhau

⇒ Sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của 3 thể: (c) < (b) < (a)

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

(a) – Sự thăng hoa iodine ⇒ Iodine chuyển từ thể rắn sang thể khí ⇒ Không có sự tạo thành chất mới ⇒ Quá trình biến đổi vật lí

(b) – Nhúng đinh sắt vào dung dịch copper sulfate:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

⇒ Có sự tạo thành chất mới là Copper (Cu)

⇒ Quá trình biển đổi hóa học

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nến chảy ra chuyển từ thể rắn sang thể lỏng => Sự chuyển thể, không có sự tạo thành chất mất

=> Biến đổi vật lí

- Nến cháy trong không khí, sinh ra chất mới là CO2 và H2O => Có sự tạo thành chất mới

=> Biến đổi hóa học

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hóa học có ứng dụng trong những lĩnh vực:

   + Công nghiệp năng lượng: Nhiên liệu cho động cơ đốt trong

   + Xây dựng: Cung cấp vật liệu xây dựng

   + Y khoa: Dược phẩm, mĩ phẩm, chỉ khâu tự tiêu

   + Nông nghiệp: Phân bón cho cây trồng

   + Nghiên cứu khoa học: nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Vai trò của hóa học trong mỗi ứng dụng là

   + Hình 1.4: tách các tạp chất ra khỏi nhiên liệu

   + Hình 1.5: Từ những nguyên liệu ban đầu, sản xuất ra vật liệu xây dựng

   + Hình 1.6: Nghiên cứu ứng dụng của chất => Điều chế ra thuốc, vacxin chữa bệnh

   + Hình 1.7: Nghiên cứu các thành phần của chỉ khâu tự tiêu

   + Hình 1.8: Nghiên cứu các thành phần của mĩ phẩm

   + Hình 1.9: Điều chế, sản xuất phân bón

   + Hình 1.10: Nghiên cứu tính chất của các chất

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Một vài ứng dụng khác của hóa học trong đời sống là:

   + Lấy vân tay tội phạm

   + Dùng cồn để sát khuẩn vết thương

   + Sử dụng chất phù hợp để dập tắt đám cháy xăng, khí gas

   + Bảo quản thực phẩm

   + Để hoa quả nhanh chín

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Oxygen: Giúp duy trì hô hấp, sự sống ở con người và động vật

Nước: Nếu thiếu nước, con người sẽ mắc các bệnh về bài tiết, cây trở nên khô héo và chết

- Iodine: Thiếu iodine, con người sẽ bị bướu cổ

- Glucose: Thiếu glucose, con người sẽ bị mất năng lượng

- Calcium: Phát triển xương, giúp xương chắc khỏe

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

1. Ôn tập giúp ghi nhớ kiến thức vừa học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn

2. Rèn luyện tư duy giúp dự đoán các hiện tượng, giải thích thực tế

3. Ghi chép: ghi nhớ bài học lâu hơn việc chỉ đọc và quan sát

4. Luyện tập thường xuyên: ghi nhớ các dạng bài, các kiến thức trọng tâm

5. Thực hành thí nghiệm: tăng khả năng dự đoán, quan sát hiện tượng

6. Sử dụng thẻ ghi nhớ: lưu ý những kiến thức trọng tâm

7. Hoạt động tham quan, trải nghiệm: áp dụng lí thuyết vào thực tế

8. Sử dụng sơ đồ tư duy: rèn kĩ năng tóm tắt nội dung chính, tư duy logic từ những nhánh chính của sơ đồ

Trả lời bởi Hà Quang Minh